Màu sắc là gì?
Màu sắc là một phần trong cuộc sống của chúng ta và đối với một người thiết kế thì màu sắc vô cùng quan trọng. Một sản phẩm đẹp là sự phối hợp hoàn hảo của bố cục và màu sắc. Do đó, màu sắc phù hợp sẽ làm cho thiết kế trở nên sinh động, bắt mắt và nó trực tiếp tác động đến cảm tình của người xem.
Màu sắc đã có từ rất lâu, nhưng mà vẫn chưa có một định nghĩa chung nào dành cho màu sắc. Và có lẽ con người là một trong những sinh vật may mắn nhất có thể nhận biết được màu sắc. Thông thường, mắt người nhận biết được vô vàn màu sắc và các màu sắc đó luôn biến đổi dựa trên mối tương quan giữa ánh sáng và góc nhìn.
Trong thiết kế, màu sắc tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.
Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.
Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta. Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động.
1. Màu sắc được ưa thích nhất trên thế giới là…
Màu xanh da trời! Các nhà nghiên cứu thị trường trên toàn cầu đã tiến hành một cuộc khảo sát và đưa ra kết luận rằng: 40% dân số thế giới thích màu xanh, tiếp sau đó là màu tím với 14%. Vị trí thứ 3 và 4 lần lượt thuộc về màu đỏ và xanh lá cây. Trắng, da cam và vàng là những màu ít được ưa thích nhất.
Xem thêm:
- 12 Bí quyết chụp ảnh cưới đẹp dưới mưa cực Đẹp.
- Ngắm bộ sưu tập Logo 3D đẹp, ấn tượng
- Tranh vui: Hóa ra siêu anh hùng ở ngay bên cạnh bạn(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
2. Đỏ là màu sắc đầu tiên trẻ em nhận ra
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ngay từ khi được 2 tuần tuổi, các bé đã có thể nhận ra màu đỏ. Nguyên nhân có thể là do đỏ là màu có bước sóng dài nhất, vì thế nên các dây thần kinh trong mắt trẻ có thể có thể xử lý và tiếp nhận một cách dễ dàng.
3. Phụ nữ và đàn ông nhìn thế giới không giống nhau
Phụ nữ có thể phân biệt đỏ thẫm, đỏ tía, đỏ cam còn với nam giới tất cả chỉ là màu đỏ. Nghiên cứu của đại học bang Arizona ở Tempe đã chỉ ra rằng gen di truyền hay cụ thể là do sự khác nhau trong số lượng nhiễm sắc thể X ở nam và nữ chính là nguyên nhân của sự khác biệt này. Ngoài ra phụ nữ cảm nhận sự thay đổi màu sắc ở cự ly gần 1 cách tinh tế hơn còn nam giới lại nhạy cảm trong sự chuyển động của thế giới.
4. Muốn kìm chế sự giận dữ? Hãy sử dụng màu hồng
Hồng là một màu sắc nhẹ nhàng và tươi sáng, nó giúp làm dịu sự tức giận và lo lắng. Đó là lý do tại sao các nhà tù và các tổ chức chăm sóc sức khỏe tâm thần sơn màu hồng nhằm hạn chế những hành vi mất kiểm soát của những tù nhân và bệnh nhân.
5. Các vụ tai nạn giao thông có thể được hạn chế bởi…màu trắng
Trắng chính là màu của những chiếc ô tô an toàn nhất! Dựa theo nghiên cứu khoa học, đây là màu sắc dễ nhận thấy nhất ở mọi điều kiện trừ khi tuyết rơi. Tuy nhiên, vàng chanh lại là màu sắc phổ biến nhất trên đường. Dù không phải là sự lựa chọn phổ biến nhất nhưng trắng chính là sự lựa chọn thực tế nhất. Màu bạc khó nhận ra trong điều kiện mưa lớn và sương mù và điều này khiến nó trở thành màu sắc an toàn thứ hai.
6. Đỏ và vàng sẽ làm bạn đói bụng
Vậy nên không ngạc nhiên vì sao nhiều hãng đồ ăn nhanh lớn như McDonald’s, KFC, Burger King và nhiều nhà hàng khác chọn đây là màu chủ đạo. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng là đỏ và vàng là những màu kích thích vị giác nhất. Vậy nên nếu bạn đang ăn kiêng, đừng sơn bếp của mình màu đỏ và vàng. Nó sẽ khiến bạn cắn rứt lương tâm vì đã không chống lại được sự cám dỗ. Mặt khác, xanh da trời là màu gây ít cảm giác thèm ăn nhất.
7. Chứng bệnh sợ màu
Chứng bệnh có tên gọi Chromophobia (hay Chromatophobia) được biết đến như một nỗi sợ dai dẳng và vô lý đối với màu sắc. Ở mức độ nặng, nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày và khiến người bệnh tự giới hạn bản thân. Người mắc chứng bệnh này thường gắn một quá khứ đau buồn với một màu sắc nhất định.
8. Màu sắc ảnh hưởng đến nhận thức về độ xa gần
Chúng ta cảm nhận rằng những màu nóng ở gần chúng ta hơn trong như những màu lạnh ở xa hơn, tương tự như vậy, những màu sáng sẽ có vẻ gần hơn so với những màu tối.
9. Chuyện gì sẽ xảy ra khi gà mái nhìn ánh sáng đỏ?
Ánh sáng đỏ làm gà mái yên tâm. Nó giúp chúng bình tĩnh, ngủ tốt hơn và tránh việc xô xát và mổ lẫn nhau.
10. Màu sắc cũng ảnh hưởng đến hương vị
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng màu sắc cũng làm ảnh hưởng đến vị giác của chúng ta. Ví dụ, không một chiếc cốc nào có thể khiến chocolate ngon hơn so với một chiếc cốc màu da cam hoặc màu kem.
11. Màu cam gọi là màu cam vì nó giống quả cam hay quả cam gọi là quả cam vì nó có màu cam?
Một bí ẩn tồn tại qua hàng thế kỷ giống như việc con gà có trước hay quả trứng có trước. Tuy nhiên, các nghiên cứ gần đây đã chỉ ra rằng, từ “orange” xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng thế kỷ 13 dùng để chỉ 1 loại hoa quả. Màu da cam ban đầu được gọi là Geoluhread có nghĩa là màu vàng-đỏ. Ngoài ra,rất nhiều người đã công nhận rằng không một từ tiếng Anh nào cùng vần với từ “orange”.
12. Màu đỏ có thể làm ảnh hưởng đến phong độ làm bài thi của bạn
Có giả thuyết cho rằng màu đỏ có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thi cử bởi nó gợi liên tưởng đến sự thất bại và tránh né.
13. Muỗi thích màu xanh da trời
Hãy bỏ lại những chiếc áo tối màu ở nhà khi lên kế hoạch cho 1 chuyến dã ngoại,trừ khi bạn muốn là bữa tiệc của đàn muỗi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng muỗi bị thu hút bởi màu tối, đặc biệt là xanh da trời. Vì thế, hãy chọn những chiếc áo mỏng dài tay sáng màu.
14. Eigengrau?
Khi bạn bất ngờ tắt đèn trong phòng của mình, ngay trước khi bóng tối bao phủ tất cả, bạn sẽ thấy một màu xám tối được gọi là eigengrau. Theo Wikipedia, đó là một thuật ngữ dùng để chỉ khung cảnh xám đậm mà nhiều người đã nhìn thấy trong điều kiện thiếu sáng.
15. Sao Hỏa Máu
Trong các truyền thuyết Roma, sao Hỏa là vị thần chiến tranh vậy nên họ gắn màu của nó với màu máu. Tuy nhiên, khoa học đã ghi nhận rằng sao Hỏa có màu nâu đỏ hay màu gỉ sắt bởi chúng đc bao phủ bởi sắt oxit, yếu tố tạo nên màu của máu và gỉ sắt
16. Bò tót ghét màu đỏ hoàn toàn là chuyện hư cấu
Việc bò tót ghét màu đỏ hoàn toàn là hư cấu. Điều làm bò tót phát điên không phải là màu của mutela (khăn đấu bò) mà chính là sự chuyển động của nó. Trên thực tế, bò không có khái niệm về màu sắc. Bất cứ đối tượng nào, bất kể màu của chúng là gì cũng là mục tiêu của bò tót.
17. Màu vàng khiến bạn choáng váng
Màu vàng có thể khiến bạn buồn nôn, vì vậy tất cả máy bay đều tránh sử dụng màu này. Ngoài ra vì sự kích thích quá mức cho mắt mà màu vàng tươi trở thành màu khó chịu nhất.
18. Đen và trắng dễ bị quên lãng
Nếu bạn mất khá nhiều công sức để nhớ lại một cảnh trong bộ phim đen trắng hay những điều được ghi chú lại bằng giấy trắng mực đen, có lẽ nguyên nhân là do màu sắc (hay chính xác hơn là sự thiếu hụt của chúng) . Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng so với một hình ảnh đen trắng thì chúng ta dễ nhớ lại hình ảnh đó phiên bản màu hơn. Họ cho rằng đó là bởi màu sắc tác động mạnh hơn tới các giác quan, từ đó việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn.
19. Đen có phải là một màu sắc không? Điều đó thì còn tùy
Câu hỏi cho câu trả lời này tùy thuộc vào quan điểm của bạn, dựa trên hai lý thuyết màu sắc. Đầu tiên là lý thuyết về sắc tố phụ giúp chúng ta cảm nhận được các màu sắc dưới ánh sáng. Trong trường hợp này, nếu không có ánh sáng thì không có màu sắc. Chúng ta có thể cho rằng màu đen là sự không thể nhìn thấy của tất cả các màu sắc khi không có ánh sáng. Không có ánh sáng có nghĩa là không có màu sắc…do đó không có màu đen.
Mặt khác, chúng ta cũng có những lý thuyết về màu sắc là những gì mà ta cảm nhận được như màu sắc tố hoặc các chất như sơn. Trong trường hợp này, màu đen lại là một màu sắc. Nếu không, làm sao để bạn gọi tên màu đen trong hộp bút chì màu của bạn hoặc sơn? Các nhà hóa học sẽ xác nhận rằng than, kim loại sắt, và các hóa chất có màu đen khác là nguồn gốc của các loại sơn đen. Vì vậy, màu đen là một màu sắc khi bạn đề cập đến các sắc tố màu sắc và chất tạo màu.
20. Thật ra màu sắc không hề tồn tại. Nó chỉ nằm trong bộ não của bạn mà thôi
Chính xác là như vậy! Về mặt lý thuyết, màu sắc chỉ là kết quả khi bộ não cố gắng giải mã những tín hiệu thị giác đến từ bên ngoài.
TẠP CHÍ 247 | Ms. Gin Getsu | Nguồn: designs