Một trong những tiêu chuẩn của một bức ảnh đẹp là giữ đúng màu sắc vật thể, không có lỗi màu sắc. Tuy nhiên, sự sai sót về màu sắc lại thường xuyên xảy ra. Bài viết này TẠP CHÍ 247 sẽ tập trung giải thích một số lỗi màu sắc thường gặp như thế và làm thế nào để tránh những sai lầm như vậy trong tương lai.
LỖI MÀU SẮC 1: THIẾT LẬP CÂN BẰNG KHÔNG ĐÚNG
Các nguồn sáng khác nhau tạo ra các màu sắc khác nhau, từ đó tạo màu sắc khác nhau cho vật thể. Tuy nhiên, chúng ta không cảm thấy sự thay đổi sâu sắc về màu sắc khi đi từ một khu vườn đầy nắng sang một căn phòng mát mẻ với ánh đèn huỳnh quang là bởi vì đôi mắt và bộ não của chúng ta đã làm một công việc tuyệt vời là điều chỉnh sao cho chúng không quá khác nhau.
- Nghệ thuật làm tranh đá – dòng tranh mới lạ và độc đáo
- Những sai lầm thường gặp khi thiết kế cầu thang
- Các chế độ trên máy lạnh bạn nên biết(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Các cảm biến của máy ảnh số lại khác. Chúng ghi lại tất cả màu sắc của vật thể mà không phân biệt nguồn sáng nào. Và để bức ảnh hiển thị đúng màu vật thể không xảy ra lỗi màu sắc, chúng ta cần “nói” cho máy ảnh biết nguồn sáng nào đang được sử dụng. Trong nhiếp ảnh, công việc này được gọi là cân bằng trắng. Các chế độ cân bằng trắng thường dùng là ánh sáng ban ngày, nhiều mây, âm u, trong nhà/đèn, ban đêm hay tự động (AWB)– máy ảnh tự độ đo độ sáng và căn chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Lỗi màu sắc thường xảy ra ở chỗ các nhiếp ảnh gia nghiệp dư thường (và đôi khi cả chuyên nghiệp) để chế độ cân bằng trắng tự động. Với nguồn sáng cố định, điều này không có vấn đề gì. Nhưng khi nguồn sáng hay thay đổi thì ánh sáng rất dễ bị đo sai, dẫn tới các bức ảnh có sự phối màu khá cực đoan và đây là 1 trong số các lỗi màu sắc. Ví dụ khi bạn sử dụng chế độ áng sáng đèn (Tungsten – tùy từng nhà sản xuất) để chụp dưới ánh sáng ban ngày, bạn sẽ thu được một hình ảnh rất xanh.
Để khắc phục lỗi màu sắc thứ nhất này, bạn nên học cách thiết lập cân bằng trắng sao cho phù hợp với nguồn sáng và lưu ảnh dưới dạng RAW hay cả RAW/JPEG để có thể chỉnh sửa lại nếu cần.
LỖI MÀU SẮC 2: BỎ QUA MÀU SẮC CỦA KHÔNG KHÍ, BẦU TRỜI
Khi bạn chọn chế độ cân bằng trắng tự động (AWB), máy ảnh sẽ tự động đánh giá và điếu chỉnh màu sắc của đối tượng cho phù hợp. Thông thường những gì màu trắng nhẹ (ví dụ lớp sương mờ) sẽ trở nên trong suốt trên hình ảnh. Điều này khá là hiển nhiên khi giúp bạn tập trung hơn vào hình ảnh trung tâm.
Tuy nhiên,một số trường hợp hệ thống AWB có thể làm việc quá tốt, nó loại bỏ tất cả các màu sắc của ánh sáng được khúc xạ và tán xạ vào khí quyển. Hãy nghĩ đến cảnh hoàng hôn xuống, một không gian ngập tràn ánh sáng vàng sẽ mang lại cho bạn một cảm giác ấm áp đầy hấp dẫn. Nhưng AWB ở nhiều máy ảnh sẽ thay sự ấm áp bằng một hình ảnh trung lập, cảm giác về bầu trời nắng chiều như vậy sẽ hoàn toàn bị mất đi.
Giải pháp để tránh lỗi màu sắc trong trường hợp này rất đơn giản, bạn hãy để cân bằng trắng ở chế độ ánh sáng ban ngày. Chế độ này được thiết kế để được sử dụng trong điều kiện ánh sáng mặt trời bình thường. Khi ánh sáng yếu hơn lúc bình minh hay hoàng hôn, sự ấm áp của khung cảnh sẽ được máy ảnh làm tôn lên.
Nhìn chung, bạn cần thay đổi chế độ cân bằng trắng tương tự lỗi màu sắc ở trên. Chỉ khác là bạn không cần cứng nhắc dùng chế độ tương ứng với nguồn sáng mà chọn chế độ phù hợp với cảm giác mà mục đích của bạn mà thôi.
LỖI MÀU SẮC3: ÁNH SÁNG HỖN HỢP
Lỗi màu sắc thường xảy ra với ánh sáng hỗn hợp là màu sắc ánh sáng có thể thay đổi toàn cảnh và điều này không thể được giải quyết bởi một thiết lập cân bằng trắng duy nhất.
Ví dụ, nếu bạn sử dụng thiết lập ánh sáng ban ngày trong một căn phòng được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ và một bóng đèn điện từ trung tâm của căn phòng bạn sẽ thấy một sự thay đổi màu sắc từ trung tính đến màu da cam. Trong khi đó, nếu bạn chuyển sang cài đặt ánh sáng đèn thì sẽ có một sự chuyển tiếp từ trung tính đến màu xanh.
Để tránh lỗi màu sắc là bạn cần xác định đâu là vật thể chính để xác định chế độ cân bằng trắng phù hợp. Nếu bạn chụp một chiếc bình hoa trên cửa sổ thì nguồn sáng chủ đạo là mặt trời, như vậy bạn cần chọn chế độ ánh sáng ban ngày. Còn cũng bình hoa đó được đặt trong phòng thì bạn cần chuyển sang chế độ đèn bởi vì chiếc bình được chiếu bởi ánh sáng đèn nhiều hơn.
Điểm thú vị là hầu hết các vật lại nằm giữa hai nguồn sáng, lúc này bạn cần thiết lập giá trị cân bằng trắng thủ công. Điều này rất dễ, chỉ cần bạn chịu khó đọc hướng dẫn sử dụng máy ảnh mà thôi. Thông thường, cái bạn cần là chế độ Custom bên trong bảng tùy chọn White Balance.
Khi bạn đã thiết lập xong các giá trị tùy chỉnh cho cân bằng trắng, bạn có thể sử dụng nó cho những điều kiện ánh sáng giống như vậy. Nếu có sự thay đổi ánh sáng hoặc bạn chụp ở một nơi khác, bạn sẽ cần phải thiết lập lại cân bằng trắng để có được bức ảnh theo ý mình, tránh lỗi màu sắc.
LỖI MÀU SẮC 4: MÀU SẮC KHÔNG PHÙ HỢP VỚI KHUNG CẢNH
Hầu hết các máy ảnh hiện nay có một loạt các tùy chọn được thiết lập sẵn trên máy như Canon’s Picture Styles, Nikon’s Picture Controls hay Film Modes ở nhiều máy ảnh khác. Đây là những hướng dẫn để máy ảnh có thể nhanh chóng cho ra hình ảnh phù hợp với những không gian khác nhau ví dụ như Landscape Picture Style tăng cường màu xanh da trời và xanh lá cây – hai màu chiếm ưu thế ở các bức ảnh cảnh quan.
Trong đa số trường hợp, các thiết lập này làm việc rất hiệu quả. Nhưng cho dù vậy, bạn nên bước ra khỏi vùng an toàn của mình để xem chúng đã được thiết lập như thế nào rồi thiết lập lại các giá trị tốt nhất cho công việc của bạn.
Ví dụ thiết lập chân dung mặc định thường tăng màu đỏ. Điều này một mặt làm khuôn mặt có vẻ hồng hào hơn nhưng mặt khác lại làm nhiều người đỏ bừng lên như lửa. Đôi khi, nó làm cho nổi rõ mụn trên khuôn mặt nhân vật, đây cũng là một lỗi màu sắc hay gặp. Nếu có một thiết lập tự nhiên hay trung tính hơn, bạn có thể thấy rằng điều này tạo ra những bức chân dung nổi bật hơn.
LỖI MÀU SẮC 5: MÀU SẮC QUÁ NHỢT NHẠT, THIẾU SỨC SỐNG
Nếu bạn có một loạt ảnh với màu sắc nhợt nhạt, thiếu sức sống thì đó không phải là lỗi màu sắc với thiết lập màu sắc của máy ảnh mà là vấn đề bạn đã thiết lập độ phơi sáng sai.
Một bức ảnh thừa sáng thường có màu sắc rất nhẹ do hầu hết các màu đã bị ánh sáng từ nguồn sáng che lấp. Trên thực tế, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường giảm độ phơi sáng xuống để có thu được một bức ảnh đậm nét hơn.
Trên đây là một ít chia sẻ về lỗi màu sắc hay gặp của TẠP CHÍ 247, sẽ còn rất nhiều thiếu sót và mong sự góp ý của các bạn nhiều kinh nghiệm hơn. Ghé chuyên mục để xem thêm nhiều bức ảnh đẹp và tìm hiểu thêm những kiến thức hữa ích nữa nhé!
TẠP CHÍ 247 | Hà Hạnh | Nguồn: designs