Nhiếp ảnh không những là một đam mê cháy bỏng của hàng triệu người, nó còn là một nghề nuôi sống họ. Nhưng dù là một nghề hay đam mê, thì nhiếp ảnh cũng có những nguyên tắc chụp ảnh riêng như bao lĩnh vực khác.
Đây là những kỹ thuật chụp ảnh cốt lõi nhất được đúc kết lại, nó sẽ giúp bức ảnh bạn chụp ở đỉnh cao nhất có thể.
Theo dõi cùng tạp chí 247 nhé!
9 nguyên tắc chụp ảnh cốt lõi trong nhiếp ảnh
1.Nguyên tắc 1 phần 3
Đây là nguyên tắc cơ bản và cốt lõi nhất khi chụp ảnh. Các dòng máy ảnh hiện nay cũng mặc định chế độ chụp 9 khung vì nguyên tắc này.
Cơ bản thì khung hình được chia thành 9 khung nhỏ, tạo thành 4 điểm giao cắt trên màn hình.
Nguyên tắc này yêu cầu: Bạn cần phải đặt các chủ thể/ đối tượng chính trong ảnh vào các điểm giao cắt, hoặc chính giữa các đường thẳng dọc/ ngang đó.
Nó sẽ tạo ra sự cân bằng cho toàn bức ảnh, giúp người nhìn chú ý được tới tất cả các điểm khác thay vì chỉ nhìn vào chủ thể chính.
Xem thêm:
- TIÊU CHÍ CỦA MỘT TÁC PHẨM ẢNH NGHỆ THUẬT
- Những xu hướng chụp ảnh bạn cần biết
- 5 PHONG CÁCH CHỤP ẢNH NGHỆ THUẬT CHO BẠN GÁI(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
-
Các thành phần cân bằng
Khi áp dụng nguyên tắc ⅓, hoặc bạn đặt chủ thể chính ở rìa ngoài của bức ảnh sẽ làm cho bức ảnh bị mất cân bằng.
Vì thế để tạo cân bằng, hãy đưa vào khung ảnh một đối tượng khác để lấp đầy không gian.
-
Nguyên tắc các đường dẫn
Khi nhìn vào một bức ảnh, mắt của chúng ta tự nhiên sẽ nhìn dọc theo các dòng line.
Vì vậy khi có thể, bạn hãy sắp xếp các đường dẫn này xuyên suốt bức ảnh. Có thể là đường thẳng tắp, chéo, cung đường ngoằn ngoèo, đường cong…
-
Nguyên tắc đối xứng và mẫu hình
Tham khảo
Chụp ảnh đối xứng và dựa vào các khung hình mẫu tự nhiên hoặc sắp đặt, có thể tạo ra các tác phẩm rất bắt mắt.
Bạn có thể phá cách một chút bằng cách phá vỡ sự đối xứng đó với một vài chi tiết nhỏ trong hình.
-
Nguyên tắc điểm chụp
Trước khi chụp một đối tượng, bạn hãy thử nghĩ xem chụp ở vị trí nào là đẹp nhất.
Nguyên tắc này sẽ tăng độ sâu cho bố cục và thông điệp bức ảnh truyền tải, tạo sóng cho cảm xúc mạnh mẽ hơn nhiều.
Chẳng hạn thay vì chụp từ tầm mắt, bạn hãy chụp từ trên cao, bên dưới, từ rất xa, rất gần…
-
Nguyên tắc background
Bạn có từng nghĩ ảnh chân dung mình chụp sẽ đẹp và nổi bật, cho tới thực tế là chân dung đó bị hoà trộn với background/ bối cảnh phía sau?
Mắt người phân biệt được rất tốt, nhưng máy ảnh thì không. Hãy chú ý tới khẩu độ và tiêu cự máy ảnh để chỉnh hậu cảnh khi chụp nhé.
-
Nguyên tắc về độ sâu
Như ở trên, bức ảnh mà máy ảnh chụp không có chiều sâu như mắt người nhìn, nên cảm giác thực tế bị giảm rất nhiều.
Bạn nên tạo độ sâu cho bức ảnh mình chụp để tạo cảm giác như họ đang đứng ở đó.
Một mẹo là chụp chồng chéo. Khung cảnh chụp sẽ chia thành các lớp, và lớp trước lại cắt bớt lớp sau một chút.
Kỹ thuật này sẽ tạo chiều sâu cho bức ảnh.
-
Nguyên tắc đóng khung
Có rất nhiều thứ tự nhiên tạo nên khung hình hoàn hảo cho bức ảnh như cây cối, cổng vòm, lỗ hổng…
Bằng cách đặt chúng ở rìa ngoài của bức ảnh, nó sẽ giúp đối tượng chính tập trung, thu hút người nhìn; đồng thời như cách ly hoàn toàn với bên ngoài khung ảnh.
-
Nguyên tắc trải nghiệm
Sự khởi đầu của máy ảnh kỹ thuật số xét về mặt phát triển, đã loại bỏ hoàn toàn các hạn chế từ ảnh chụp phim.
Bạn có thể chụp hàng ngàn bức ảnh cho một chủ đề và lựa chọn một bức ảnh đẹp nhất. Đó là một lời khuyên thay vì nguyên tắc.
Kể cả nhiếp ảnh gia cũng không phải lúc nào cũng đoán chính xác ý tưởng đẹp tới đâu cho tới khi trải nghiệm nó.
Trên đây là 9 nguyên tắc chụp ảnh cốt lõi, cơ bản nhưng cần thiết nhất mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đúc kết lại.
Bạn nên tìm hiểu và dần dần học hỏi các nguyên tắc này để tác phẩm của bạn luôn ở đỉnh cao nhất.
Xin cảm ơn.