Đồ Gốm sứ Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.Để làm ra đồ gốm sứ Bát Tràng người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”.Người thợ gốm sứ Bát Tràng quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là kim, mộc, thuỷ, hoả và thổ . Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác. Đây là nét văn hóa nghệ thuật mà chúng ta nên gìn giữ.
1)Chọn đất
Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm sứ Bát Tràng là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Đến thế kỉ 18, nguồn đất sét trắng tại chỗ đã cạn kiệt nên người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm nguồn đất mới. Không giống như tổ tiên, dân Bát Tràng vẫn định cư lại ở các vị trí giao thông thuận lợi và thông qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền toả ra các nơi khai thác các nguồn đất mới. Từ Bát Tràng ngược sông Hồng lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, rẽ qua sông Đuống, xuôi dòng Kinh Thầy đến Đông Triều, khai thác đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn.
2)Xử lí, pha chế đất
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm gốm sứ Bát Tràng phù hợp.
- Giúp nâng cao hình ảnh sản phẩm cho portfolio của bạn.(Mở trong cửa số mới)
- Bán hàng online cực bắt mắt với tips chụp ảnh sản phẩm .
- Diện mạo mới của khu trung tâm Tp.Hồ Chí Minh.(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Ở Bát Tràng, phương pháp xử lí đất truyền thống là xử lí thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là “bể đánh” dùng để ngâm đất sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng). Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã “chín” (cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp lỏng. Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là “bể lắng” hay “bể lọc”. Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng.
Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là “bể phơi”, người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày, sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là “bể ủ”. Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu càng tốt.
Nhìn chung, khâu xử lí đất của người thợ gốm sứ Bát Tràng thường không qua nhiều công đoạn phức tạp. Trong quá trình xử lí, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau.
3)Tạo dáng
Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm sứ Bát Tràng sử dụng phổ biến lối “vuốt tay, be chạch” trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném (“bắt nẩy”) để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới “đánh cử” đất và “ra hương” chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm “xén lợi” và “bắt lợi” xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào “bửng”. Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kĩ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ gốm sứ Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa. “Be chạch” cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm.
Người thợ “đắp nặn” gốm là người thợ có trình độ kĩ thuật và mĩ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mĩ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.
Việc tạo hình sản phẩm gốm sứ Bát Tràng theo khuôn in (khuôn thạch cao hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Ngày nay người làng gốm sứ Bát Tràng sử dụng phổ biến kĩ thuật “đúc” hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kĩ thuật đúc trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp thì thường cớ nhiều mang, tuỳ theo hình dáng của sản phẩm định tạo. Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản tiện. Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp đổ rót: đổ “hồ thừa” hay “hồ đầy” để tạo dáng sản phẩm gốm sứ Bát Tràng .
4)Phơi sấy và sửa hàng mộc
Tiến hành phơi sản phẩm gốm sứ Bát Tràng mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dầ
5)Quá trình trang trí hoa văn và phủ men
Thợ gốm sứ Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm sứ Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu…Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài. Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng. Những loại này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như gốm Việt Nam nói chung.
Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kĩ từng sản phẩm gốm sứ Bát Tràng một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành “cắt dò” tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là “sửa hàng men”.
6) Quá trình nung
Hãy cùng TẠP CHÍ 247 tìm hiểu sâu hơn nội dung này nhé !
Lò bầu, hay lò rồng, xuất hiện vào đầu thế kỉ 20. Lò bầu chia ra làm nhiều ngăn, thường có từ 5 đến 7 bầu (cũng có khi đến 10 bầu). Bầu lò có vòm cuốn liên tiếp vuông góc với trục tiêu của lò tựa như những mảnh vỏ sò úp nối với nhau. Người ta dùng gạch chịu lửa đề xây dựng vòm cuốn của lò. Lò dài khoảng 13 mét cộng với đoạn để xây ống khói ở phía đuôi dài 2 mét thì toàn bộ độ dài của lò tới 15 mét. Độ nghiêng của trục lò khoảng 12-15⁰. Nhiệt độ của lò bầu có thể đạt tới 1300°C.
Lò hộp hay lò đứng: Khoảng năm 1975 trở lại đây người Bát Tràng chuyển sang xây dựng lò hộp để nung gốm. Lò thường cao 5 mét rộng 0,9 mét, bên trong xây bằng gạch chịu lửa giống như xây tường nhà. Lò mở hai cửa, kết cấu đơn giản, chiếm ít diện tích, chi phí xây lò không nhiều, tiện lợi cho quy mô gia đình. Vì thế hầu như gia đình nào cũng có lò gốm, thậm chí mỗi nhà có đến 2, 3 lò. Nhiệt độ lò có thể đạt 1250°C.
Lò con thoi (hay lò gas), lò tuynen (lò hầm, lò liên tục): Trong những năm gần đây, gốm sứ Bát Tràng xuất hiện thêm những kiểu lò hiện đại là lò con thoi, hoặc lò tuynen, với nhiên liệu là khí đốt hoặc dầu. Trong quá trình đốt, nhiệt độ được theo dõi qua hỏa kế, việc điều chỉnh nhiệt độ mà thực chất là quá trình tăng giảm nhiên liệu được thực hiện bán tự động hoặc tự động, công việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là những lò truyền thống của gốm sứ Bát Tràng.
Bao nung: Trước đây, các lò gốm Bát Tràng dùng một loại gạch vuông ghép lại làm bao nung. Loại gạch này sau hai ba lần sử dụng trong lò đạt đến độ lửa cao và cứng gần như sành (đó chính là gạch Bát Tràng nổi tiếng).
Gần đây bao nung thường được làm bằng đất sét chịu lửa có mầu xám sẫm trộn đều với bột gạch hoặc bao nung hỏng nghiền nhỏ (gọi là sa mốt) với tỉ lệ 25–35% đất sét và 65–75% sa mốt. Người ta dùng một lượng nước vừa đủ để trộn đều và đánh nhuyễn chất hỗn hợp này rồi đem in (dập) thành bao nung hay đóng thành gạch ghép ruột lò. Bao nung thường hình trụ để cho lửa có điều kiện tiếp xúc đều với sản phẩm. Tuỳ theo sản phẩm mà bao nung có kích thước không giống nhau nhưng phổ biến hơn cả là loại có đường kính từ 15 đến 30 cm, dày 2–5 cm và cao từ 5 đến 40 cm. Một bao nung có thể dùng từ 15 đến 20 lần.
Nếu sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được đốt trong lò con thoi hoặc lò tuynen, thường không cần dùng bao nung.
Nhiên liệu: Đối với loại lò ếch có thể dùng các loại rơm, rạ, tre, nứa để đốt lò, sau đó Bát Tràng dùng kết hợp rơm rạ với các loại “củi phác” và “củi bửa” và sau nữa thì củi phác và củi bửa dần trở thành nguồn nhiên liệu chính cho các loại lò gốm sứ Bát Tràng. Củi bửa và củi phác sau khi đã bổ được xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi mới đem sử dụng. Đối với loại lò đàn, tại bầu, người ta đốt củi phác còn củi bửa được dùng để đưa qua các lỗ giòi, lỗ đậu vào trong lò.
Khi chuyển sang sử dụng lò đứng, nguồn nhiên liệu chính là than cám còn củi chỉ để gầy lò. Than cám đem nhào trộn kĩ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định có thể đóng thành khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Nhiều khi người ta nặn than ướt rồi đập lên tường khô để tường hút nước nhanh và than chóng kết cứng lại và có thể dùng được ngay.
Chồng lò: Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung. Việc xếp sản phẩm trong lò nung như thế nào là tuỳ theo sản phẩm và hình dáng kích, cỡ của bao nung trên nguyên tắc vừa sử dụng triệt để không gian trong lò vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà lại đạt hiệu nhiệt cao. Bởi cấu tạo của mỗi loại lò khác nhau nên việc chồng lò theo từng loại lò cũng có những đặc điểm riêng. Đối với loại lò ếch, người ta xếp sản phẩm từ gáy lò ra tới cửa lò, còn đối với loại lò đàn thì người ta xếp sản phẩm từ bích thứ 2 đến bích thứ 10 (riêng bích thứ 10 vì lửa kém nên sản phẩm thường để trần không cần có bao nung ở ngoài). Ở bầu cũi lợn (bầu đầu tiên) nơi giành để đốt nhiên liệu, có nhiệt độ cao nên đôi khi người ta xếp các loại sản phẩm trong các bao ngoại cỡ. Sản phẩm được xếp trong lò bầu giống như lò đàn. Riêng đối với lò hộp gốm sứ Bát Tràng , tất cả các sản phẩm đều được đặt trong các bao nung hình trụ không đậy nắp và xếp chồng cao dần từ đáy lên nóc, xung quanh tường lò và chỗ khoảng trống giữa các bao nung đều được chèn các viên than.
Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội gốm sứ Bát Tràng trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò.
Đối với lò đứng, việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều vì khi hoàn tất khâu chồng lò cũng có nghĩa là đã kết thúc việc nạp nhiên liệu. Thế nhưng do đặc điểm của lò gốm sứ Bát Tràng, người thợ đốt lò dù có dầy dạn kinh nghiệm cũng rất khó có thể làm chủ được ngọn lửa, đây thực sự là vấn ra khó khăn nhất trong khâu kĩ thuật ở làng Bát Tràng. Người ta dùng gạch chịu lửa bịt cửa lò lại rồi nhóm lò bằng củi. Lửa cháy bén vào than và bốc từ dưới lên. Than trong lò cháy hết cũng là lúc kết thúc công việc đốt lò. Thời gian đốt lò kể từ lúc nhóm lửa đến khi hoàn toàn tắt lửa kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm. Sau khi lò nguội, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ra lò được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các khuyết tật (nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng.
Tapchi247|Minh Ngọc|Nguồn bài viết: v-starsgift