HDR là một chế độ chụp ảnh hữu ích khi chụp phong cảnh, vì nó giúp cân bằng ánh sáng.
Nhờ thế bức ảnh sẽ không bị quá sáng một chỗ và quá tối ở chỗ khác.
Chế độ HDR hiện nay được tích hợp sẵn có cho máy ảnh và cả điện thoại thông minh.
Tạp chí nhiếp ảnh 247 sẽ giúp bạn hiểu hơn HDR là gì và cách sử dụng chế độ chụp ảnh này.
Chụp ảnh HDR là gì?
Chế độ chụp ảnh HDR là chế độ chụp giúp cân bằng ánh sáng, giảm độ tương phản quá mức về cường độ sáng cho tổng thể bức ảnh.
Nếu bạn chụp một bức ảnh phong cảnh ngoài trời dưới trời nắng chang, hoặc chụp ngược sáng thì hẳn là bức ảnh sẽ có một khoảng rất tối và một khoảng rất sáng.
HDR sẽ cân bằng độ sáng của hai vị trí này và toàn bộ khung ảnh.
HDR là viết tắt của từ High Dynamic Range, tạm dịch là dải ảnh có độ nhạy sáng cao.
Đây là vấn đề, chế độ HDR sẽ xử lý vấn đề này!
Tham khảo
- Nghệ thuật làm tranh đá – dòng tranh mới lạ và độc đáo
- Các chế độ trên máy lạnh bạn nên biết
- 5 LỖI MÀU SẮC CÁC NHIẾP ẢNH GIA THƯỜNG MẮC PHẢI(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Cơ chế hoạt động
Ở chế độ chụp ảnh HDR, máy ảnh/ điện thoại sẽ chụp nhanh nhiều bức ảnh với thông số bù sáng (EV) khác nhau.
Sau đó nó sẽ tự động lọc các chi tiết đẹp nhất của từng ảnh, và ghép lại thành ảnh hoàn chỉnh.
Nhờ thế mà dải ảnh tối nhất được làm sáng hơn, dải ảnh sáng nhất được làm tối đi một chút.
Ví dụ máy ảnh chụp 2 ảnh
- 1 ảnh bù sáng + 2EV để làm sáng các ngôi nhà ở bờ sông phía sau cầu;
- 1 ảnh giảm sáng – 2EV để làm 2 trụ cầu tối đi một chút.
- Máy ảnh tự động tổng hợp 2 ảnh → ra bức ảnh hoàn chỉnh có nhà sáng và cầu tối hơn → cân bằng.
Khi nào nên sử dụng HDR?
Khi bức ảnh của bạn có ánh sáng quá đối lập (chỗ quá sáng và chỗ quá tối) như chụp ảnh phong cảnh, chụp ảnh ngược sáng, hoặc có thể là ảnh thiếu sáng.
Chú ý HDR không hoạt động tốt trong điều kiện không có ánh sáng nhé!
Khi nào không nên sử dụng HDR?
Vì tính năng cân bằng ánh sáng ảnh, kết quả là nó cũng làm giảm độ tương phản (về màu sắc, hoạ tiết) của bức ảnh.
Vì thế nếu bạn cần bức ảnh tương phản cao, thì đừng nên dùng chế độ này nhé.
Thay vào đó có thể kết hợp khẩu độ máy ảnh, ISO và kính lọc ảnh xem sao.
Chúc bạn thành công gỗ!