Dưới đây là một vài ý hay có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với một người xa lạ, và ghi nhận lại những khoảnh khắc đáng nhớ đó với máy chụp ảnh của mình.
Hãy bắt đầu với những thứ làm mọi người e ngại tiếp cận một người không quen biết nhưng lại tạo cảm hứng cho bạn muốn chụp ảnh, những thứ làm người ta không dám đưa máy ảnh lên khi thấy những cảnh thật thú vị.
Đối mặt với nỗi sợ của bạn
Chân dung một người lạ trên đường
Sợ đối mặt với người lạ để chụp hình khá là phổ biến. Những nhiếp ảnh đều đã có kinh nghiệm với việc đối mặt với nỗi sợ, và cũng vẫn còn cho tới sau này. Chúng ta thường từ bỏ dễ dàng, tiếp tục bước đi mà chẳng chụp được tấm ảnh nào. Bạn nghĩ xem, nếu vượt qua được nỗi sợ này, cố gắng làm điều mình thích, dần dần chụp ảnh người lạ sẽ dễ dàng hơn cho mà xem.
Một phút chụp ngẫu nhiên trong nhà sách
Bí mật được bật mí
Bên cửa sổ
Thật ra, có một điều bí mật mà bạn chưa biết, đa số mọi người không chỉ thích được chụp hình, mà họ thật sự rất thích cảm giác được người khác chú ý tới. Đó thật sự là một lời khen ngợi đối với họ nếu bạn tìm thấy họ, và muốn chụp một tấm hình của họ. Đây chính là bí quyết lớn nhất.
Đập tan nỗi sợ của bạn
Những người mới gặp
Diane Arbus kể về nỗi sợ của cô khi đi chụp ảnh những người không quen biết. Cô miêu tả về mùa hè của mình, rong ruổi qua những công viên, hy vọng lấy đủ can đảm để bắt chuyện với một nhóm người mà hầu như ngày nào cô cũng gặp. Ngày qua ngày, tuần này qua tuần nọ, cô bắt đầu biết họ dần dần. Sự kiên trì đã làm họ có cảm giác tin tưởng ở cô và họ đã nói chuyện với nhau. Một thời gian sau, cô đã có một mối quan hệ khá tốt với họ, lúc này cô chỉ việc đề cập về chuyện chụp hình. Do đã tin tuởng ở cô, họ sẵn lòng để cô chụp những bức ảnh chân dung thật đẹp.
Nghệ sĩ đường phố
Sắc màu trên phố
“Nếu tôi chỉ tò mò, sẽ thật khó để bước tới một người lạ và nói với họ “Này, tôi muốn tới nhà của anh, muốn anh kể tôi nghe về những câu chuyện trong cuộc đời anh”. Chắc hẳng những người này sẽ trả lời “Anh điên rồi”. Hơn nữa, họ sẽ nâng cao tinh thần cảnh giác. Máy ảnh là một giấy phép thật hữu hiệu. Rất nhiều người, thích được chú ý đến và đó là một nhu cầu hết sức bình thường”. Diane Arbus nhận định.
Hãy tôn trọng người được chụp
Một mảnh đời lang bạt
Có những người cứ nhá máy chụp ảnh trước mặt những đứa trẻ mà không quan tâm đến sự có mặt của cha mẹ chúng. Đây là những nhiếp ảnh gia mà chỉ nghĩ tất cả mọi thứ đều là “đối tượng của mình”, không quan tâm đến những yếu tố xung quanh. Có thể không có luật nào nói bạn không được chụp hay được chụp người khác, nhưng sẽ tôn trọng người khác hơn khi đối xử với họ như “người được chụp” thay vì chỉ là “vật được chụp”. Hơn nữa, bạn có thể cho họ xem ảnh đã được chụp nếu họ muốn. Ngoài ra, có thể đưa danh thiếp hay ghi nhận lại thông tin của họ và gửi lại ảnh cho họ nếu họ muốn.
Một góc Paris
Làm sao để tiếp cận người lạ?
Người bạn đáng yêu
Không quan trọng bạn sẽ nói gì với người lạ, nhưng bạn phải chú ý cách mình tiếp xúc: chân thật, thân thiện, ấm áp và bình tĩnh. Người ta sẽ dễ nhận thấy ngôn ngữ cơ thể của bạn trước khi bạn lên tiếng. Vậy nên, nếu bạn quá căng thẳng, người ta dễ nghĩ bạn đáng nghi. Nếu bạn không mĩm cười, người ta sẽ đánh giá là bạn kém thân thiện ngay. Dĩ nhiên sự lo lắng là bình thường. Vậy nên, bạn nên luyện tập nhiều, như vậy mới dần dần bình tĩnh hơn. Lúc đó, bạn hẳn sẽ tự nhiên hơn, và mọi thứ sẽ trở nên thật dễ dàng.
Vũ điệu đường phố trong một đám cưới
Nhanh gọn và luôn sẵn sàng
Những tác phẩm nghệ thuật đang được tạo ra
Có những tấm ảnh đẹp chỉ chụp được trong một vài khoảnh khắc đột ngột, như bước qua một nhóm người chẳng hạn. Vì máy ảnh đã luôn được chuẩn bị sẵn và nhiếp ảnh gia nên luôn để ý đến mọi thứ xung quanh mình. Khi cảm nhận được gì đó đặc biệt, chỉ đưa máy lên và chụp thế thôi.
Chụp hình nào bạn bồ câu ơi!
Bối cảnh cũng là một thứ khá quan trọng
Bối cảnh khá đơn giản nhưng bắt mắt
Trong các bức ảnh, nhiếp ảnh gia thường không chỉ thể hiện chủ thể mà còn cố gắng làm rõ bối cảnh – nơi bức ảnh được chụp. Ví dụ như về màu sắc, đường lối, ánh sáng – tất cả đều được mở rộng, hoặc làm mờ so với chủ thế chính. Nếu bạn muốn tìm được một bối cảnh hoàn hảo, được xem như một nhận xét về ngoại hình hoặc dáng chụp, hãy hỏi bản thân mình, bối cảnh đó có thể đem lại điều gì cho bức ảnh?
Có những bức ảnh mà bối cảnh quá phức tạp, làm cho chủ thể bị lẫn mất. Máy ảnh không giúp phân biệt giữa bối cảnh và đối tượng như mắt người có thể làm được. Vậy nên, đơn giản hóa bối cảnh tối đa để nhận được hiệu ứng tốt nhất cho người xem. Tách riêng cảnh ra xem thử nếu có đối tượng vào thì sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.
Nếu chụp ảnh được dàn dựng sẵn, thì đương nhiên sẽ dễ hơn, nhưng trước khi tiếp cận người đó, hay chuẩn bị bối cảnh trước. Đi vòng quanh xem cảnh nào hợp lý, có vẻ thú vị, như góc nào của con phố, hay gì đó lạ mắt. Sau khi tìm được gì đó đặc biệt thì hay đứng đó và đợi chờ.
Bức ảnh của bạn nói về điều gì?
Cuộc sống hằng ngày trên núi Hy Mã Lạp Sơn
Khi chụp một tấm ảnh chân dung nào đó, bạn không chỉ phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng hay vật thể – như bạn vẫn đang làm – mà còn hơn thế nữa. Đó chính là bạn đang tạo ra một câu chuyện, để truyền tải cảm xúc từ chủ thể. Từ khuôn mặt đến cơ thể đều được nắm bắt để tạo ra sự truyền cảm nhất.
Làm sao để người ta biểu lộ cảm xúc của họ?
Khi giữ máy hướng tới người khác, bạn sẽ thấy họ bắt đầu với một cảm xúc khác, sau đó dần thay đổi. Sau vài giây, đa số mọi người sẽ cảm thấy không thoải mái khi phải nhìn vào ống kính. Tới khi đã quen dần, cảm xúc sẽ dần chân thực hơn khi họ mãi suy nghĩ gì đó – cũng có thể là về thời tiết, hay chuyện chợ búa linh tinh.
Ủng hộ hôn nhân đồng giới
Suy nghĩ của con người thay đổi chớp nhoáng và tất cả đều được thể hiện qua nét mặt của họ. Vậy nên, cứ ở cạnh và quan sát, chụp lại những khoảnh khắc đó, bạn sẽ thấy từng lớp vỏ bọc sẽ được từ từ bỏ ra.
Một lớp tập thể dục nhịp điệu
Kết luận
Dù thế nào, hãy cứ tận hưởng những việc bạn đang làm. Có thể giữ liên lạc (như trên vài mạng xã hội, facebook chẳng hạn). Đây là một cách tuyệt vời để thêm yêu đời và yêu người.
Một khoảnh khắc thật cảm động
Lưu ý nhỏ: Ở một vài nơi, bạn có thể cần xin phép chủ thể của bức ảnh nếu muốn bán bức ảnh đó, hoặc sử dụng với mục đích sinh lợi. Ảnh nghệ thuật hay đăng báo thì không cần cá nhân cho phép ( cũng có những ngoại lệ – Như ở Hungarry, sẽ là phạm luật nếu bạn chụp hình mà không xin phép trước). Đặc biệt, với ảnh trẻ con, vậy nên nếu bạn chụp ảnh ở một số quốc gia khác nhau, hay kiểm tra lại để đảm bảo an toàn nhé.
TẠP CHÍ 247 | Ms. Gin Getsu | Nguồn: designs