Francis Bacon là họa sĩ lừng danh người Ai Len với những tác phẩm thiên hướng trừu tượng, tách biệt khỏi cuộc sống đời thường, đi sâu vào khai thác những nỗi đau đớn, thống khổ của con người. Hãy cùng Tạp chí 247 tìm hiểu cuộc đời, phong cách nghệ thuật và những tác phẩm nổi bật của người nghệ sĩ lập dị này nhé.
Cuộc đời họa sĩ Francis Bacon
Họa sĩ Francis Bacon (28/10/1909 – 28/04/1992), ra đời tại số 63 phố Lower Baggot, thủ đô Dublin, Ai Len. Họa sĩ Francis Bacon sinh ra trong một gia đình khá giả, cha là cựu chiến binh, sau này là huấn luyện viên đua ngựa, mẹ là con gái địa chủ thép và than đá. Thuở nhỏ, ông bị hen suyễn, dị ứng với ngựa và chó, thường phải tiêm thuốc giảm đau. Do yếu ớt bệnh tật, cộng với việc gia đình thường xuyên phải di chuyển giữa Ai Len và Anh, ông dần định hình nên tính cách bất ổn, ông thường xuyên mặc váy, thoa son, trang điểm như con gái. Điều này, cộng với tính cách ngại ngùng và nhút nhát của ông đã làm cha ông tức giận nhiều lần.Năm 1925, khi 16 tuổi, ông đã bỏ nhà đi đến ở tạm nhà một người bạn tại London, Anh. Năm 1927, Họa sĩ Francis Bacon đến Paris, tại đây trong một lần tham gia triển lãm 106 bức tranh tân cổ điển của danh họa Pablo Picasso tại gallery Paul Rossenberg Paris, ông hình thành nên niềm đam mê hội họa, thơ ca cũng như các dòng phim siêu thực.
- Những bức tranh đắt giá nhất trong lịch sử
- Nghệ sĩ khiếm thị tái hiện thế giới qua thuật thôi miên bằng hình động.
- Nền nghệ thuật sơn mài Việt Nam qua những họa sĩ tiêu biểu(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Sự nghiệp và Phong cách nghệ thuật
Cuối năm 1928, ông trở lại London làm nghề thiết kế nội thất tại số 7 Reece Mews, South Kensington. Năm 1929 bị thôi thúc bởi cảm hứng hội họa, ông đã chuyển sang chuyên vẽ tranh và có buổi giới thiệu đầu tiên gồm các tranh vẽ trên thảm và đồ đạc tại Reece Mews.
Sự chuyển biến đột ngột bắt đầu từ đầu năm 1934, khi Họa sĩ Francis Bacon thuê được một gallery tại nhà Sunderland, phố Curzon, Mayfair. Tại đây, ông tổ chức thành công cuộc triển lãm mang tên “Tranh của Francis Bacon” gồm bảy bức tranh sơn dầu và năm bức tranh màu bột, trong đó có bức tranh nổi tiếng “Đóng đinh trên cây thánh giá” năm 1933.
Năm 1935, Họa sĩ Francis Bacon trở lại Paris và đã xem bộ phim “Chiến hạm Potemkin” của đạo diễn Sergei Eisenstein. Trong phim có cảnh cô y tá mặt đầy máu la hét khi chạy xuống cầu thang, và hình ảnh máu me bê bết như vậy về sau đã xuất hiện trong rất nhiều bức tranh của ông.
Từ đây, Họa sĩ Francis Bacon bắt đầu một thiên hướng sáng tác mới tách biệt khỏi cuộc sống đời thường và đi sâu vào khai thác những cái lập dị thuộc phạm trù nỗi khống khổ, sự cô đơn và hãi hùng. Trong giai đoạn 1939 – 1940, hình người hiện lên rõ ràng hơn trong tác phẩm. Thời điểm này, chiến tranh thế giới nổ ra, do sức yếu không nhập ngũ được, Họa sĩ Francis Bacon xin vào làm tại đội tự vệ của thành phố London và ban phòng chống không tặc, nhưng do bụi khói khiến bệnh hen nặng hơn, ông phải bỏ việc. Trong khói bụi của chiến tranh, chứng kiến máu đổ, bao con người hiền lành trở nên bạo ngược, ông đã nhìn nhận về cuộc sống khác hẳn. Hình ảnh con người hiện lên trong tranh họa sĩ giờ đây đã bị bao phủ bởi sự u ám, những toan tính, nỗi sợ hãi và cái tàn nhẫn.
Tuy nhiên, phải tới giữa thập niên 50, sự nghiệp của Họa sĩ Francis Bacon mới có bước thăng hoa. Năm 1944, ông có một kiệt tác cho phép ông sánh ngang với nhiều danh họa trong quá khứ, đó là tác phẩm “Ba dáng vẻ con người dưới chân cây thập tự”. Họa sĩ đã tặng bức tranh này cho gallery Tate, London, Anh Quốc
.
Tác phẩm nổi bật của Họa sĩ Francis Bacon
Họa phẩm (1946
Khi mới bắt đầu,Họa sĩ Francis Bacon chỉ định vẽ một con tinh tinh đang chơi đùa trên một bãi cỏ dài (hiện nay một phần của hình vẽ cũ vẫn còn mờ mờ), sau đó ông đổi sang vẽ một con chim đang săn mồi. Một cách vô thức, nét bút đã đi chệch hướng và tự nhiên lái Họa sĩ Francis Bacon sang một nội dung khác hẳn căn bản, từ con tinh tinh thay bằng một con người, từ con chim đang phóng mình vồ mồi trên đồng cỏ thành một con gia súc rất to ở tư thế móc hàm, với hai chân dạng ra hai bên và phía dưới là người bán thịt với dáng vẻ hằn học của một cảnh sát hay chính khách.
Tiếp tục từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1949, Họa sĩ Francis Bacon cho ra mắt series từ “Cái đầu II” đến “Cái đầu VI”. Nhìn vào sáu cái đầu này, sẽ thấy nó là những cái quái dị nhất của bộ mặt người, mắt trợn trừng, miệng há hốc, từ tai, mũi, mắt, miệng, trán, cằm không còn nguyên vẹn, và vượt lên trên mọi cảm nhận chính là sự kinh hoàng.
Các tác phẩm của Họa sĩ Francis Bacon về George Dyer
George Dyer là một người bạn thân và người tình của Họa sĩ Francis Bacon. Ông xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Bacon, chủ yếu là các bức chân dung sơn dầu như “Ba chân dung của George Dyer” (1964), “Chân dung George Dyer đang nói chuyện” (1966), “Chân dung của George Dyer và Lucian Freud” (1967). Năm 1971, George Dyer tự vẫn tại khách sạn Grand Palais, Paris. Để tưởng nhớ đến Dyer, Họa sĩ Francis Bacon đã cho ra đời tuyệt phẩm Tam bản Đen (Black Triptych).
Tapchi247|MinhNgọc|Nguồn:design.vn