Đầu những năm chín mươi, khi nhà thiết kế chữ Robert Slimbach và Carol Twombly bắt đầu thiết kế một kiểu không chân cho Adobe, mục tiêu là tạo ra một thứ gì đó có nhiều điểm chung chung – gọi vui là “Generica”.
Chúng tôi muốn một mặt chữ khó nhận biệt bởi các chữ cái, và thật sự chung chung… một thứ gì đó không thể hiện tính cách” Slimbach giải thích khi phỏng vấn với tạp chí Adobe.
Hai nhà thiết kế cùng làm việc trên một mặt chữ, họ trao đổi thiết kế, và là mềm đi các điểm mạnh của mỗi chữ. “Chúng tôi thường nhắc nhau là: Chúng ta sẽ không làm nó khác lạ.”
Vì vậy chúng tôi thường liên tưởng tới các hình dạng chung của các mặt chữ.” Kết quả là một kiểu chữ không phản ánh đặc điểm, sự đặc trưng của bất kỳ nhà thiết kế nào.
Kiểu chữ có nhiều điểm chung với các kiểu chữ khác là điều không tránh khỏi, khi được áp dụng các quy chuẩn mà chúng tôi đặt ra cho nó. Những phần thân thằng, kết thúc thẳng. Và mỗi hình dạng chữ với một số lượng tương ứng của các chữ.Nó rất thống nhất – chỉ là đơn giản là một mặt chữ. Nó không phá vỡ các quy tắc của các nhóm chữ để tạo nên một điều gì đó, nhưng nó linh hoạt cho kiểu chữ không chân.
Bạn có thể tạo ra rất nhiều cấp độ, đặc biệt về chiều rộng, nó thực sự thay đổi đặc điểm của chữ đôi chút.
Robert Slimbach – tạp chí Adobe, tháng 3/1995.
Dĩ nhiên, mặt chữ thường được đem ra để so sánh với một humanist Frutiger (humanist để chữ các chữ có đặc điểm giống như chữ viết tay) thiết kế bởi Adrian Frutiger
Myriad, có rất nhiều Myriad
Được tung ra như một phần của series Adobe Original năm 1992, Myriad nhanh chóng trở thành lá cờ đầu về định dạng phông của Adobe’s Multiple Master.
Mặc dù định dạng thay thế bởi Open Type, nhưng sự độc đáo của nó khiến người dùng có thể linh hoạt khi tạo ra các kiểu tuỳ chỉnh khác nhau dựa trên các thiết kế biến thể (hay là trục – axis) như optical size, weight, width và style.
Myriad MM (MM là Multiple Master) gồm 15 kiểu, từ Light Condensed tới Black SemiExtended.
Biến thể hiện đại đã được tung ra, trong đó có Myriad Pro (Opentype) và Myriad Web. Phiên bản Tilt và Sketch được tung ra năm 1993 như một phần cuả bộ sưu tập “chữ hoang dã” của Adobe.
Ngay sau khi được công bố, Myriad nhanh chóng có mặt trên tạp chí Wire và được sử dụng rất nhiều trong năm. Eugene Mosier chỉ đạo nghệ thuật thời điểm đó, đánh giá cao mặt chữ vì nó “cảm giác vô sản”.
Tính chung chung của nó, và bản chất humanist của Myriad thu hút nhiều công ty sử dụng nó như Wells Fargo, Walmart, ngay cả Adobe cũng sử dụng nó cho nhận diện thương mại của mình (Adobe gần đây đã chuyển qua kiểu chữ có tên Adobe Clean) nhưng vẫn giữ Myriad cho logo của mình.
“Myriad có sự thân thiện và dễ đọc do được đối xử có đặc điểm nhân văn trong tỉ lệ và chi tiết chữ. Myriad Pro có những dạng mở sáng sủa, chi tiết, các chữ phối với nhau chính xác khiến bộ chữ thống nhất… thoải mái khi đọc, cộng với số lượng lớn các kiểu giúp cho việc sáng tạo typography dễ dàng.”
Adobe
Myriad Apple là một bản tuỳ chỉnh của Myriad, nó xuất hiện với Steve Job khi giới thiệu iPhone.
Có lẽ là nổi tiếng hơn cả khi Myriad được được lựa chọn là mặt chữ của Apple năm 2002 “Apple Myriad” thay thế mặt chữ cũ của Apple là Apple Garamond được sử dụng từ năm 1984.
Phiên bản độc quyền của Apple là bản tuỳ biến của phông với spacing nhỏ và trọng lượng khác. Kiểu chữ Myriad trở nên dễ nhận ra với thương hiệu Apple trong những năm trước. Mặt chữ bây giờ có thể nhận ra trên những lời giới thiệu của Steve Job về iPad.
Thậm chí khi Steve Job đăng đàn chỉ trích Adobe Flash ông cũng sử dụng phông chữ thuộc về Adobe ở tiêu đề.
New Helvetica
Với sự xuất hiện của Adobe Illustrator 10 cách đây hơn thập kỷ, Myriad trở thành phông chữ mặc định của phần mềm (trước đó được sử dụng Helvetica). Sau đó nó xuất hiện khắp nơi trong các thiết kế, với nguồn gốc được coi là bí ẩn.
Mặt chữ được đính kèm trong các bộ Creative Suite ngay từ thủa ban đầu, vì thế Myriad được nhìn thấy ở khắp mọi nơi.
Ở Việt Nam, do Myriad với nhiều kiểu linh hoạt, lại gõ được tiếng Việt nên Myriad có thể coi là phông chữ không chân phổ biến nhất, chỉ sau Arial.
Bởi các lý do trên, liệu Myriad có thể là phông chữ của thế kỷ tới, thay Helvetica?
Một số ví dụ