Độ sâu trường ảnh là một thuật ngữ quan trọng trong nhiếp ảnh, liên quan tới mức độ sắc nét của bức ảnh khi chụp xa hay chụp gần.
Đây là một tiêu chí chụp ảnh quan trọng của nhiếp ảnh gia, đặc biệt nếu chụp chủ đề chân dung hoặc chụp phong cảnh.
Cùng tạp chí nhiếp ảnh 247 tìm hiểu về khái niệm độ sâu trường ảnh nhé!
Độ sâu trường ảnh là gì?
Thuật ngữ này có nghĩa tiếng Anh là Depth of Field (DoF), nó cho biết bức ảnh chụp đó có độ sắc nét tới đâu.
Độ sâu thường tính từ điểm chính giữa của bức ảnh (hay tâm điểm/ điểm lấy nét), sau đó kéo dài sang hai bên cho tới điểm ảnh còn nhìn rõ nhất.
Nếu độ dài này càng dài thì độ sâu trường ảnh càng lớn và ngược lại.
Hãy nhìn hai bức ảnh sau để phân biệt (độ sâu trường ành nông bên trái và sâu bên phải).
Tham khảo
- Tự học thiết kế đồ họa cần bắt đầu từ đâu
- Focal length (tiêu cự) là gì?
- Ngôi trường học có thiết kế độc đáo – thân thiện với môi trường.(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Yếu tố ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh
Khẩu độ
Khẩu độ ảnh càng lớn thì vùng lấy nét của máy ảnh càng nhỏ, nghĩa là độ sâu càng nhỏ, bức ảnh sẽ bị mờ sang hai bên hoặc mờ trên dưới.
Tiêu cự
Điều chỉnh tiêu cự máy ảnh càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng lớn, tức là cả đối tượng được chụp và nền phía sau/ hai bên đều nét.
Ngược lại, tiêu cự càng lớn (cỡ > 100mm) thì đối tượng rất nét nhưng nền phía sau rất mờ, độ sâu trường ảnh càng nông (càng nhỏ).
Chủ đề sử dụng DoF
Sử dụng DoF lớn khi bạn cần bức ảnh rõ toàn bộ các phía, nói cách khác thì bức ảnh đó có thể là chụp phong cảnh.
Ngược lại, ảnh chụp chân dung hoặc chụp thể thao, chụp chim chóc động vật là bức ảnh cần DoF nhỏ để nhìn rõ nét mặt biểu cảm của đối tượng.
Cảm ơn ram bạn đã theo dõi!