Chùa Vĩnh Nghiêm là tên của hai ngôi chùa khác nhau, một nằm ở Bắc Giang và một ở Hồ Chí Minh.
Vì vậy để đầy đủ nhất, tạp chí kiến trúc 247 sẽ giới thiệu kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm của cả 2.
Cùng chúng tôi khám phá và lên lịch ghé thăm chùa vào dịp lễ gần nhất nhé!
Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)
Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam năm 2015, nơi đào tạo tăng đồ cả nước.
Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc.
Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác.
Mở đầu là cổng tam quan xây gạch, sau đó đi vào hơn 100 m là Bái đường (chùa Hộ).
Chùa Vĩnh Nghiêm BG được chia thành 4 khối:
- Khối 1 gồm Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà thiêu hương;
- Khối 2 gồm nhà Tổ đệ nhất;
- Khối 3 gồm gác chuông;
- Khối 4 gồm Tổ đệ nhị.
-
Cổng Tam Quan
Xây chồng diêm gồm 1 gian, 2 chái, với hai tầng tám mái đao cong. Bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải tạo hình nghê chầu.
Các đầu đao được đắp trang trí hình đầu rồng và con xô.
Trước cửa Tam quan có đôi rồng đá.
Kết cấu khung vì mái gồm 4 hàng chân cột, liên kết ở hai vì mái theo kiểu thức con chồng trụ giá chiêng, trên các cấu kiện có chạm nổi đề tài hoa lá.
Xem thêm:
- The 7 một theme wordpress chủ đề Kinh Doanh chuyên nghiệp
- Khám phá kiến trúc thuỷ điện Hoà Bình
- Kiến trúc Chăm Pa với những ngôi tháp Bí ẩn.(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
-
Thiên đường
Toàn bộ mặt trước nền được bó vỉa bởi các phiến đá.
Hệ mái tiền đường cao hơn 7m, lợp ngói mũi hài, kết cấu theo kiểu đao tàu, kẻ góc, để trống đầu hồi.
Bờ nóc, bờ chảy gắn hoa chanh, chính giữa đắp hình cuốn thư trong đề ba chữ “Vĩnh Nghiêm tự”.
Cả 7 gian phía trước tiền đường đều tạo cửa gỗ kiểu ván đố lụa soi vỏ măng và bức bàn chân quay.
Hai gian ngoài cùng có trổ cửa sổ kiểu chấn song bằng gỗ lim.
Nền Tiền đường cao hơn so với sân 0,62m được nện bằng đất theo kỹ thuật dân gian. Tòa Tiền đường kết cấu 5 gian, 2 chái, 8 vì, mỗi vì 4 hàng chân cột.
-
Nhà thiêu hương
Tường xây gạch chỉ, để mộc, mái lợp ngói mũi hài. Bờ nóc gắn dải hoa chanh, nền đất nện.
Tòa Thiêu hương có kết cấu 3 gian, 4 vì, mỗi vì 4 hàng chân cột.
Liên kết 4 vì nóc theo kiểu thức chồng rường, giá chiêng, vì nách kiểu con chồng, đấu kê, các cấu kiện chạm khắc hình hoa lá cách điệu.
-
Toà Thượng điện
Có 1 gian, 2 chái, 4 vì, mỗi vì bốn hàng chân cột.
Liên kết bốn vì mái theo kiểu thức kèo cánh ác có trụ trốn với ván định thiên ở trên câu đầu, dưới con chồng trụ đấu kê – xà, nách – kẻ.
Các cấu kiện kiến trúc đều được làm bằng gỗ lim, bào trơn đóng bén.
Trong Thượng điện được bài trí đầy đủ hệ thống tượng Phật, các kệ tủ đựng mộc bản và các đồ thờ tự.
-
Nhà Tổ đệ nhất
Còn được gọi Cung Tổ hay Cung Thánh Tổ là nơi thờ Tam tổ, có kiến trúc theo lối chữ công (工) gồm Đại bái, Ống muống và Hậu cung – đặc trưng kiến trúc thời Lê (thế kỷ XVII – XVIII).
-
Gác chuông
Nằm theo trục dọc, phía sau nhà Tổ đệ nhất và phía trước nhà Tổ đệ nhị.
Gác chuông có bình đồ kiến trúc gần vuông, xây chồng diêm 6 mái cao gần 8m chia làm hai tầng: Tầng trên có sàn gỗ, giữa treo một quả chuông lớn, tầng dưới dùng làm nơi tiếp khách.
-
Nhà Tổ đệ nhị
Có bố cục mặt bằng kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm tòa Bái đường 11 gian chạy song song với tòa Hậu cung 3 gian phía sau và được liên kết với nhau bởi một máng xối.
Đôi nét về chùa Vĩnh Nghiêm (BG)
Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ XI dưới thời Vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có tên là chùa Chúc Thánh (Chúc Thánh thiền tự).
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm
Chùa nhìn ra ngã ba Phượng Nhãn – nơi hợp lưu của hai con sông là sông Thương và sông Lục Nam, vùng Cẩm Lý – cửa ngõ ra vào núi Yên Tử..
Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm (HCM)
Chùa Vĩnh Nghiêm HCM được khởi công xây dựng năm 1964 dưới thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng.
Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm HCM gồm các hạng mục: Phật điện, Bảo tháp, Phương trượng đường, Khách đường.
1.Chánh điện
Đây là công trình kiên cố và uy nghiêm bao gồm 1 tầng lầu và 1 tầng trệt.
Tầng trệt có 2 phần: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng (cao 3,20m) và phần trong nằm dưới Phật điện (cao 4,20m).
Phật điện bao gồm 3 phần: Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường. Kiến trúc được xây theo kiểu chữ công. Góc mái đều được uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc.
Bên trong được chia thành nhà thờ Tổ (có bàn thờ Bồ Đề Đạt Ma), giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học và phòng học.
-
Bảo tháp
Trong ngôi chùa có 3 bảo tháp một là tháp Xá Lợi, hai là Tháp đá Vĩnh Nghiêm, 3 là tháp Quan Thế âm.
Tháp Xá Lợi có 4 tầng được nhà chùa khởi công xây dựng năm 1982, kiến trúc thiết kế cho phép Phật tử lên tham quan tháp.
Tháp Quan Âm được xây bên trái chùa, có 7 tầng mái, cao 35m, bên trong tháp, mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ tát Quan Thế Âm.
Tháp đá Vĩnh Nghiêm ở bên tay phải ngay khi bước vào chùa, được xây vào năm 2003 để thờ cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm – một trong hai vị cao tăng sáng lập ra chùa.
Và đây là ngôi tháp đá đầu tiên miền Nam cũng như đứng trong danh sách những ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam.
Sân thượng rộng khoảng 10m, phía tay phải có một gác chuông và treo một đại hồng chung.
Đôi nét về chùa Vĩnh Nghiêm (HCM)
Chùa Vĩnh Nghiêm hiện tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), rộng khoảng 6.000m2.