Panorama là một kỹ thuật chụp ảnh được sử dụng trong chủ đề chụp ảnh toàn cảnh, phong cảnh.
Tuy nhiên kỹ thuật này cần có tính năng tích hợp hoặc phần mềm, thiết bị hỗ trợ chứ không thể sử dụng máy ảnh thông thường.
Tạp chí kiến trúc 247 sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật chụp ảnh panorama là gì.
Kỹ thuật chụp ảnh panorama là gì?
Panorama là thuật ngữ được sử dụng lần đầu cho tác phẩm bức tranh toàn cảnh Edinburgh của hoạ sĩ Robert Barker.
Panorama là kỹ thuật chụp ảnh góc rộng, hoặc ảnh toàn cảnh 360 độ. Vì vậy nó được áp dụng để chụp ảnh phong cảnh, thành phố, hay những nơi có khung cảnh rộng lớn.
Tuy nhiên khi áp dụng kỹ thuật này, bức ảnh sẽ bị biến dạng do chế độ quay chụp và lồng ghép mặc định.
Để có bức ảnh toàn cảnh dài và chân thật cần có thiết bị chuyên dụng, thiết lập chế độ chụp thủ công.
Bức ảnh panorama tiêu chuẩn phải có góc độ từ 110 độ trở lên, vì thế máy ảnh thông thường chỉ có góc nhìn 90 độ sẽ không dùng được kỹ thuật này.
Tham khảo
- 5 kỹ thuật chụp phong cảnh cần phải biết
- 10 lỗi chụp ảnh thường gặp và cách khắc phục.
- Focal length (tiêu cự) là gì?(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Panorama có thể chụp tới 360 độ, theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
Chụp panorama, ghép nhiều ảnh theo chiều ngang là panorama.
Ghép nhiều ảnh theo chiều dọc (bức ảnh thẳng đứng) gọi là kỹ thuật vertorama.
Chụp tạo tiểu hành tinh gọi là kỹ thuật polar.
Chụp thành khối lập phương là cubic…
Tiêu chuẩn ảnh panorama
Thực tế thì ảnh toàn cảnh có góc độ lớn, tối thiểu 110 độ và có chút biến dạng.
Bức ảnh panorama đủ tiêu chuẩn khi có thể tạo cảm giác góc rộng cho bức ảnh, giúp người nhìn dễ tưởng tượng về không gian rộng lớn…
Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiếp ảnh gia, khi tỷ lệ cao/ rộng tối thiểu = ½ thì sẽ là ảnh panorama.
Tức là chiều cao bức ảnh bằng ½ chiều rộng bức ảnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!