Thực ra thì đây là những kỹ thuật chụp ảnh thể thao được các nhiếp ảnh gia áp dụng thường xuyên chứ không chỉ là những kỹ thuật cơ bản.
Vì thế dù bạn là nghiệp dư hay nhiếp ảnh thực thụ thì cũng đều nên biết những kỹ thuật này để bức ảnh của mình chân thực nhất.
Kỹ thuật chụp ảnh thể thao cho người mới
Bạn cần những gì?
Để có những bức ảnh chụp chân dung vận động viên thể thao sắc nét và biểu cảm, bạn cần có những thiết bị sau
- Máy ảnh DSLR điều chỉnh được tốc độ màn trập;
- Ống kính có tiêu cự lớn cỡ 200 – 400mm;
- Máy ảnh điều chỉnh được khẩu độ.
Kỹ thuật kết hợp bao gồm
-
Điều chỉnh tốc độ màn trập
Đây là một thông số quan trọng nhất của máy ảnh chụp thể thao vì nó quyết định tới độ nét của bức ảnh.
Máy ảnh có tốc độ màn trập nhanh có khả năng đóng băng di chuyển của một chiếc tên lửa hoặc máy bay phản lực.
Do đó khi chụp ảnh thể thao, vận động viên di chuyển nhanh thì bức ảnh sẽ không bị mờ.
-
Không sử dụng đèn flash
Đừng dùng đèn flash khi chụp ảnh vận động viên, vì nó không có tác dụng làm sáng đối tượng cách xa tới vài chục mét thậm chí hàng trăm mét.
Hơn nữa, nó có thể gây phân tâm cho vận động viên… Không nên chút nào!
Xem thêm:
- Bộ ảnh nude của các vận động viên thể thao.
- Nghệ thuật hình ảnh Photography chủ đề cơ thể (Phần 1)
- Vector nền sáng tạo, phong cách thể thao, miễn phí vector.(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
-
Tập trung vào cơ thể
Đặc biệt là khuôn mặt và chân tay. Đây là những chi tiết đắt giá nhất khi chụp ảnh vận động viên thể thao.
Với tốc độ bắt kịp di chuyển tên lửa, thì chắc chắn máy ảnh sẽ bắt được những khoảnh khắc khuôn mặt đáng nhớ của vận động viên.
-
Dự đoán thời điểm chụp
Chính xác là dự đoán hành động tiếp theo của vận động viên, cài đặt ở chế độ chụp nhiều ảnh.
Kỹ thuật này sẽ giúp bạn có những bức ảnh thể thao đáng nhớ để đời, những khoảnh khắc có một không hai.
-
Thay đổi ống kính máy ảnh
Nếu vận động viên ở rất xa, hãy sử dụng ống kính có tiêu cự dài hơi cỡ 150mm – 250mm. Như vậy bức ảnh vẫn sắc nét, rõ mặt biểu cảm như chụp ở gần.
Tham khảo
-
Ưu tiên khẩu độ
Hãy điều chỉnh khẩu độ máy ảnh thật lớn như f/2.8 – f/5.6 để làm mờ phông nền. Bức ảnh chỉ làm nét khuôn mặt và chuyển động của vận động viên.
Đồng thời làm mờ khung nền phía sau. Đây là kỹ thuật chụp ảnh thể thao cơ bản nhất!
-
Điều chỉnh ISO
ISO có tác dụng tăng cường độ sáng cho bức ảnh mà không cần sử dụng flash, chú ý tăng vừa phải để tránh nhiễu hạt.
ISO tiêu chuẩn được sử dụng để chụp ảnh là 800 – 1200.
-
Lựa chọn vị trí chụp ảnh
Đứng trên khán đài để chụp ảnh? Rất bình thường!
Hãy chọn cho mình những góc chụp không ai có, bạn sẽ có một bộ sưu tập ảnh độc nhất vô nhị.
Gợi ý góc chụp: Sát mặt đất, trên cao, trực diện, từ trên nhìn thẳng xuống…
-
Chụp thật nhiều ảnh
Đây không hẳn là một kỹ thuật, nhưng thường xuyên rèn luyện khả năng và trình độ sẽ giúp bạn điều khiển kỹ thuật mình điêu luyện, tự nhiên hơn nhiều.
Hãy chụp thật nhiều bức ảnh thể thao và xoá đi nếu không cần thiết. Máy ảnh là để chụp mà!
-
Chụp ảnh không liên quan
Đừng quên khán giả ở sân vận động cũng là chủ đề vô cùng thú vị. Đừng chăm chăm chụp ảnh vận động viên thể thao từ đầu tới cuối.
Hãy thay đổi không khí bằng cách lia ống kính sáng phía khán đài đối diện, zoom ống kính và tìm những khoảnh khắc “kỳ lạ” nhất của khán giả.
Cảm ơn bạn đã theo dõi.