Khai mạc ngày 30.5 vừa qua tại Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố Hải Phòng, Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 18 đã không để lại nhiều “điều tiếng”, dù địa phương đăng cai là Hải Phòng vẫn đoạt được Huy chương vàng kèm giải Đồng đội, trong khi 3 tỉnh khác chỉ có ảnh triển lãm.
Theo đa số những nhà nhiếp ảnh được chứng kiến việc chấm giải, cũng như trong lễ khai mạc triển lãm, bộ ảnh triển lãm của Liên hoan năm nay tuy chưa có đột phá, nhưng đã “sạch sẽ”, bộ ảnh đoạt giải cũng được chấp nhận.
- Các cô nàng độc thân sẽ mê mệt những mẫu phòng ngủ này
- Vector hoa văn hoa hồng nổi bật, vector miễn phí download.
- Vector tranh hoa hồng sáng tạo miễn phí download.(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Kết quả này có được là do việc nhận tác phẩm – chọn tác phẩm triển lãm – chấm giải của Liên hoan lần này đã có thay đổi lớn. Theo đó, thay vì gửi ảnh giấy như những lần trước, 9 Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) địa phương tập hợp file ảnh của thí sinh địa phương mình và gửi về Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam. Tiếp theo, một hội đồng giám khảo gồm 5 nhà nhiếp ảnh là Phạm Văn Tý (Phó Chủ tịch Hội NSNA Việt Nam – Chủ khảo), Đào Quang Minh, Văn Thành, Hồng Trọng Mậu, Lại Hiển đã chấm ảnh file trên máy tính trong 3 vòng để chọn ra 139 ảnh triển lãm.
Tiếp theo, Ban tổ chức gửi thông báo trở lại cho các Hội VHNT địa phương danh sách tác giả, tác phẩm đã lọt vào triển lãm. Từ danh sách này, các tác giả phóng ảnh và gửi về Hải Phòng để tham dự vòng chấm giải tổ chức vào ngày 28.5.
Có mặt tại Hải Phòng xem chấm giải, nhiều nhà nhiếp ảnh đã chăm chú theo dõi cách làm việc của Ban giám khảo. Mỗi người một khay phiếu ghi điểm từ 1 đến 5, các giám khảo đã bỏ phiếu nhiều vòng để chọn ra các bức ảnh có tổng số điểm từ cao đến thấp. Cuối cùng, 14 ảnh được chọn để trao 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 4 huy chương đồng và 6 giải khuyến khích.
Đến đây, các giám khảo đã chia sẻ quan điểm của mình. Giám khảo Hồng Trọng Mậu tỏ ra “thích” tác phẩm “Quê tôi” của Nguyễn Đức Toàn (Hải Dương) với những người đang cấy lúa và hậu cảnh là những ngôi nhà xây cao vút. Theo NSNA Hồng Trọng Mậu, đây là hình ảnh nông thôn mới của một vùng lúa nước đặc trưng cho Đồng bằng sông Hồng và ông “muốn” nó đăng quang. Phát biểu sau, giám khảo Phạm Văn Tý chọn bức ảnh “Biển đại dương vẫy gọi” của Nguyễn Huy Kiên (Hải Phòng). “Biển đại dương vẫy gọi” là bức ảnh màu chuyển đen trắng chụp hai người thợ làm việc giữa những đường cong của bộ khung con tàu đánh cá đang hình thành. “Đây là bức ảnh có đường nét tốt, bố cục chặt chẽ, đặc biệt, nó phù hợp với chủ đề biển, đảo mà cả nước đang hướng tới”.
Sau phân tích là đến phần bỏ phiếu. Mỗi giám khảo được bỏ 8 phiếu, trong đó có 1 phiếu 5 điểm, 3 phiếu 3 điểm và 4 phiếu 1 điểm, ứng với 1 ảnh huy chương vàng, 3 ảnh huy chương bạc và 4 ảnh huy chương đồng. Theo NSNA Bùi Hỏa Tiễn, sự cách biệt giữa các thang điểm là để tạo ra sự khác biệt giữa các tác phẩm. Theo đó, các ảnh không được phiếu sẽ vào giải khuyến khích.
Kết quả, ảnh “Biển đại dương vẫy gọi” được 23 điểm, đoạt Huy chương vàng, ảnh “Quê tôi” được 9 điểm, đoạt Huy chương đồng… Với sự góp ý của Ban tổ chức, “Biển đại dương vẫy gọi” khi ra triển lãm đã được đổi tên thành “Đại dương vẫy gọi”.
Chia sẻ với chúng tôi, NSNA Phạm Văn Tý, Phó Chủ tịch Hội NSNA Việt Nam, Chủ tịch Ban giám khảo cho biết, cách chấm này có nhiều điểm tích cực, đó là việc gửi file thay cho ảnh giấy cũng giảm bớt thao tác, thủ tục, làm các tác giả dự liên hoan bớt tốn kém. Tuy nhiên, mặt trái của nó là việc chọn ảnh triển lãm thông qua màn hình máy tính cũng có vấn đề. Chẳng hạn có bức ảnh xem trên máy thì thấy rất đẹp, nhưng khi in ra thì không còn đẹp nữa. Việc xem lần lượt từng ảnh trên máy tính và bỏ phiếu cũng có thể dẫn đến sự sót, lọt. Theo ông Tý, thay vì cách chấm offline (tập trung một chỗ) như kể trên, nếu điều kiện kỹ thuật cho phép, các cuộc thi, liên hoan sau có thể áp dụng cách chấm online (giám khảo chấm tại nhà) để giám khảo có thời gian cân nhắc kỹ hơn.
Ở góc độ người quản lý cao nhất, ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội NSNA Việt Nam cho biết, bất cứ hình thức chấm ảnh nào cũng có ưu, nhược điểm của nó. Vấn đề là phải tìm ra cách nào đó tiệm cận tới sự hoàn thiện và việc đổi mới cách chấm ảnh của Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 18 này là sự cụ thể hóa những nỗ lực ấy. Còn theo một lãnh đạo của Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, địa phương này có thể cũng “học” theo cách của Hội NSNA Việt Nam trong việc tổ chức các cuộc thi, liên hoan ảnh của mình sao cho tiết kiệm, hiệu quả hơn.
Một số ảnh trưng bày triển lãm:
)
Tác phẩm: Vòng tay cầu hôn – Bạch Ngọc Tư (TBTL)
Tác phẩm: Vũ điệu sen- Hà Duy Thanh (TBTL)
Triển lãm Liên hoan ảnh khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 18 tổ chức tại Hải Phòng gồm 139 tác phẩm của 92 tác giả, ở 9 địa phương là TP.Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Được phát động từ đầu năm 2015, ban tổ chức đã nhận được 1499 ảnh dự liên hoan của 238 tác giả. Ngoài giải chính, Liên hoan còn có một giải phụ là “Những dòng sông quê hương”, tuy nhiên do chỉ có 2 tác phẩm thuộc mảng này lọt vào triển lãm nên Ban tổ chức đã không tổ chức chấm giải. Cũng trong Liên hoan, Ban tổ chức còn tổ chức cuộc thi ảnh marathon.
Theo ông Phạm Văn Tý, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN, ảnh khu vực Đồng bằng sông Hồng có cách nhìn phong phú, chân thực về cuộc sống, tuy nhiên khả năng xử lý kỹ thuật còn yếu hơn so với ảnh của các khu vực khác.
TẠP CHÍ 247 | Ms. Gin Getsu | Nguồn: tapchidesign.