Erik là một nhà thiết kế trẻ từ Thụy Điển với một tài năng vượt trội dành cho photo manipulation và retouching. Không những hài hước và thông minh, anh còn là một nhiếp ảnh gia tài năng.
1. Tiểu sử
Ngày sinh: 4/1985
Tốt nghiệp: Đại học công nghệ Chalmers
Nơi ở: Gothenburg, Sweden.
Erik Johansson là một nhiếp ảnh gia người đến từ Thụy Điển có trụ sở tại Berlin, Đức. Johannson có tấm ảnh đầu tiên vào năm anh 15 tuổi, ban đầu anh chụp ảnh chỉ cho vui. Chỉ đến khi anh mua chiếc máy ảnh SLR vào năm 2007 thì anh bắt đầu thích thú với việc chỉnh sửa ảnh.
Erik từng là sinh viên ngành máy tính tại Thụy Điển. Không giống như các nhà thiết kế khác, đôi lúc rất nghệ sĩ (chỉ tìm và chỉnh sửa ngẫu hứng những bức ảnh nào mà họ thích), thì Johansson luôn làm việc chăm chỉ với công suất 100%. Anh lên ý tưởng cho một bộ ảnh mới, đi chụp ảnh rồi sau đó bắt tay vào công cuộc chỉnh sửa. Trong một số tác phẩm anh tự lấy mình ra làm nhân vật chính như bức ảnh một anh chàng tự đấm vào mặt mình hay bức con rối.
2. Sự nghiệp
Erik tự học và tìm tòi các cách chỉnh sửa ảnh mới lạ. Anh tìm thấy niềm vui chỉnh sửa ảnh ảnh vào năm 2000 khi anh có chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên. Anh luôn vẽ bất cứ thứ gì mình có thể nhớ chính vì thế khi có chiếc máy ảnh anh muốn tạo ra một thứ gì đó hơn cả những bức ảnh bình thường. Đối với anh chủ nghĩa hiện thực rất quan trọng chính vì thế nó là một thách thức để anh tạo ra những tác phẩm về cuộc sống.
Vì sử dụng những kĩ thuật phức tạp, anh ước tính mỗi bức ảnh của mình mất 10 đến 20 tiếng từ khâu lên ý tưởng đến khi hoàn thành. Trả lời phỏng vấn của Abduzeedo về công việc của mình anh nói: “Tôi luôn vẽ phác thảo ý tưởng cuối cùng của tôi. Nhưng khi hoàn thành tác phẩm thì kết quả lại không giống như tôi nghĩ ban đầu, bởi nó thậm chí còn tuyệt hơn thế nhiều. Khi lên ý tưởng tôi luôn cố gắng tìm những điểm nhấn để sử dụng vào trong bức ảnh và sau đó là thời gian chỉnh sửa ảnh thôi.”
Xem thêm:
- Bậc thầy photoshop và những bức ảnh đa chiều.
- Nghệ sĩ Erik Marinovich và những tác phẩm Lettering đầy mê hoặc.
- 7 TIPS ĐỂ CHỤP ẢNH TRONG NHÀ TỐT HƠN(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Anh luôn thần tượng những người nghệ sĩ bậc thầy như M.C Escher, Salvador Dali, Rene Magritte. Anh chia sẻ: “Điều quan trọng nhất là phải ghi lại các ý tưởng của mình, kể cả khi nó chỉ xuất hiện trong có vài giây.” . Bức tranh của Escher với cầu thang đi qua các bức tường, sàn nhà và trần nhà là nguồn cảm hứng cho Erik. Anh nghĩ đấy là hình ảnh không chỉ tuyệt vời mà thực sự đơn giản nhưng cùng một lúc cực kỳ tiên tiến. Cách tác giả kết nối toán học với nghệ thuật là thực sự hấp dẫn. Ngoài ra còn một số trang web và blog anh thường xem để làm nguồn cảm hứng như: twistedsifter.com, thisiscolossal.com, inspire.2ia.pl, patch-22.tumblr.com,yerkaland.com, deviantart.com
Ý tưởng tạo ra mỗi bức ảnh của anh được kết hợp từ các hình ảnh khác nhau theo những cách mới để tạo ra một bức ảnh như thật, có những sự mâu thuẫn rất logic để truyền đạt một hiệu quả của chủ nghĩa siêu thực. Một số hình ảnh thành được tạo ra là sự kết hợp của “hàng trăm hình ảnh ban đầu” và Johansson dành nhiều giờ để sử dụng phần mềm xử lý ảnh như Adobe Photoshop để thay đổi hình ảnh kỹ thuật số và để minh họa cho ý tưởng của mình. Anh làm tất cả mọi thứ trên một máy tính hệ [Microsoft] Windows 7. Bên cạnh đó anh sử dụng phần mềm hỗ trợ như Photoshop CS6, [Adobe] Lightroom 4. Anh sử dụng một màn hình 24-inch cho Photoshop canvas, một màn hình 22-inch nghiêng 90 độ cho Photoshop panels. Ngoài ra còn dùng Wacom Intuos5. Erik thích sử dụng Wacom vì anh cho rằng đôi khi nó dễ dàng hơn là dùng chuột và máy tính bảng rất tốt cho việc tạo bóng. ngoài ra anh còn sử dụng một số thiết bị như:
+ Camera: Hasselblad H5D-40, Canon 5D mark II
+ Ống kính: 35-90mm Hasselblad, Hasselblad 24mm
+ Canon 24-70, Canon 70-200, Canon 17-40.
+ Đèn flash: Elinchrom RX600 và Canon Speedlites
Phóng viên Robert Krulwich đã mô tả về Johansson không chỉ là một “hình ảnh tỉ mỉ” mà là “một phần bức ảnh, của bản vẽ” với “rất nhiều lớp của sự dại dột trong hình ảnh của mình , bạn không thể kéo ra những ảo ảnh xa nhau, nó phù hợp với nhau hoàn hảo “.
Erik chia sẻ quá trình đi từ ý tưởng đến khi hoàn thành thành gồm ba bước khác nhau.
Trước tiên, bạn phải có kế hoạch hoặc thời gian cụ thể giải quyết vấn đề khi bạn đưa ra một ý tưởng. Đó là bước quan trọng nhất. Bạn tìm địa điểm và tìm ra những tư liệu bạn cần để có thể tạo ra ý tưởng này. Ví dụ, nếu bạn muốn tạo hình ảnh con đường như một tấm vải, bạn phải chụp ảnh một con đường và sau đó bạn rõ ràng là phải chụp ảnh một số loại vải vóc.
Sau khi bạn tìm thấy tất cả các vị trí, sau đó bạn chuyển sang bước thứ hai, đó là giai đoạn chụp ảnh, thu thập tất cả các vật liệu khác nhau mà bạn cần. Với Erik, nhiếp ảnh chỉ là một cách để thu thập các tài liệu để tạo ra hình ảnh của anh.
Bước thứ ba là sau sản xuất, nó cơ bản giống như đặt một câu đố.
Trước khi Erik chính thức treo các tác phẩm trên trang web cá nhân, anh thường bày nó lên trên các trang web cộng đồng để nhận những phản hồi của mọi người.
Một số tác phẩm photoshop cực đỉnh của Erik Johansson!
Lời khuyên của Erik để kết hợp được hình ảnh và photoshop tạo ra những tác phẩm độc đáo là sự cố gắng, có thể bạn không học được cách nhanh nhất hoặc chính xác nhất, nhưng ít nhất bạn cần tìm hiểu những gì các công cụ khác nhau có thể tạo ra và cách bạn sử dụng chúng hiệu quả. Để có kỹ thuật tốt đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và thực hành, không có con đường tắt nào cả. bạn có thể định hướng phong cách của mình và tìm kiếm các hướng dẫn trực tuyến để bắt đầu trên các kỹ thuật cụ thể. Bạn không cần một máy ảnh đắt tiền để bắt đầu! Quan trọng nhất, không tạo ra những gì mọi người muốn mà là tạo ra những gì bạn muốn.
Anh còn thông qua những tác phẩm của mình để lên án về vấn đề môi trường. Một bức ảnh về một thành phố chỉ còn trơ trụi một cái cây mà người ta cũng sắp chặt đi nốt, chuyện gì sẽ xảy ra với một thành phố không còn cây xanh.
TẠP CHÍ 247 | Ms. Gin Getsu | Nguồn: designs