Art Nouveau (Nghệ thuật mới) (1890 – 1910)
Xuất hiện đầu tiên ở Bỉ, trong công trình kiến trúc và nội thất của Vỉctor Horta và Henri van de Velde. Bước vào không gian mang phong cách Art Nouveau, các đường ngang, đường thẳng dường như biến mất, chúng được hòa lẫn vào trong một tổ hợp các đường cong không đối xứng và các bề mặt nhấp nhô. Cầu thang với chi tiết uốn lượn chau chuốt và tỉ mỉ mô phỏng hình dáng nhánh dây leo, dường như biến không gian nội thất thành một quần thể điêu khắc tinh tế và tráng lệ.
Những hình ảnh chính của Art Nouveau là hoa, rễ và nụ, cũng như mạng nhện, lông công …. Đường cong và các mẫu phức tạp, được lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Bạc, hợp kim thiếc, óng ánh thủy tinh và gỗ kỳ lạ, cũng như đá quý là những vật liệu thường được dùng trên các bề mặt nội thất và đồ đạc. Màu sắc trang nhã dịu nâu, xanh mù tạt, màu tím, vàng, tím hoa cà và màu xanh lam.
Hôm nay, Art Nouveau được xem như chiếc cầu kết nối qua khứ với hiện tại, phong cách cổ điển và hiện đại.
Phong cách Glassgow (1890 – 1910)
Phong cách này được đặt theo tên của nhà thiết kế người Scotland Charles Rennie Mackintosh. Cộng sự gần gũi của Mackintosh là Margaret McDonald (sau này trở thành vợ ông). Qua nhiều đồ án thiết kế chung, hai người đã khai sinh ra phong cách này.
Những hình ảnh chính của Art Nouveau là hoa, rễ và nụ, cũng như mạng nhện, lông công …. Đường cong và các mẫu phức tạp, được lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Bạc, hợp kim thiếc, óng ánh thủy tinh và gỗ kỳ lạ, cũng như đá quý là những vật liệu thường được dùng trên các bề mặt nội thất và đồ đạc. Màu sắc trang nhã dịu nâu, xanh mù tạt, màu tím, vàng, tím hoa cà và màu xanh lam.
Hôm nay, Art Nouveau được xem như chiếc cầu kết nối qua khứ với hiện tại, phong cách cổ điển và hiện đại.
Phong cách Glassgow (1890 – 1910)
Phong cách này được đặt theo tên của nhà thiết kế người Scotland Charles Rennie Mackintosh. Cộng sự gần gũi của Mackintosh là Margaret McDonald (sau này trở thành vợ ông). Qua nhiều đồ án thiết kế chung, hai người đã khai sinh ra phong cách này.
Bảo tàng Kelvingrove, nơi trưng bày những tác phẩm theo phong cách Glassgow của Bộ tứ Glassgow
Avant-garde (Tiên phong) (1903 – 1932)
Bước sang thế kỷ XX, thời kỳ này được xem như sự mở đầu của các phong cách hiện đại. Ranh giới giữa mỹ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng bắt đầu được xóa bỏ.
Nền tảng then chốt là các nhà thiết kế đã hiểu ra rằng công nghiệp hóa sẽ làm thay đổi toàn diện quy trình thiết kế.
Nhiều nhóm thiết kế đã thay đổi quan niệm để phù hợp với thời đại mới, trong đó tiêu biểu nhất là Wiener Werkstatte. Wiener Werkstatte với khuynh hướng phủ nhận các thiết kế cầu kỳ như Art Nouveau đã chú trọng đến công năng. Họ thường sử dụng đường nét thẳng, và các cấu kiện mang nhiều kiểu dáng thuần hình học và đơn giản vào thiết kế các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng trong xưởng sản xuất của mình.
Không gian nội thất được nhấn mạnh với các màu đen, trắng, đỏ, vàng tươi, xanh đậm. Chi tiết đáng chú ý nhất của trường phái này là thiết kế các vật dụng kim loại như chén bát, lọ hoa, đèn bàn…, chủ yếu sử dụng bạc – chất liệu rẻ tiền và bền hơn vàng có điểm xuyết một số hoa văn, để đưa vào tác phẩm của mình.
Art Deco (1920 – 1940)
Art Deco được phát triển đầu tiên ở Paris (Pháp), là một trường phái phản ứng lại sự lạm dụng phong cách Art Nouveau.
Với tiền đề từ phong cách Glassgow, và được truyền cảm hứng từ hình dáng lập thể của phong cách Avant-Garde, Art Deco kết hợp các chi tiết mô phỏng phong cách của Ai Cập cổ đại, châu Phi.
Gần như mọi bề mặt trong không gian nội thất Art Deco đều được trang trí, tường thường bọc vải hay dán giấy chất liệu mịn màng, gấm và nhung được sử dụng để bọc bàn ghế. Sàn gỗ màu đậm được đánh bóng và tô điểm thêm bằng các tấm thảm có màu sắc mạnh mẽ và các hoa văn tỉ lệ lớn.
TẠP CHÍ 247 | Thu Trang | nguồn: sưu tập