Năm 2105 – còn tồn tại hay không hình ảnh những công viên trong tương lai của chúng ta
Viện kiến trúc cảnh quan Nhật Bản sẽ tổ chức buổi lễ kỉ niệm lần thứ 90 vào tháng 05/2015 đồng thời là nước chủ nhà đăng cai cuộc thi thiết kế toàn cảnh Tokyo với việc có hoặc không những hình ảnh của công viên trong năm 2105, 90 năm kể từ năm nay.
Cuộc thi dành cho sinh viên và thực tập sinh trẻ tuổi, lên kế hoạch, nghiên cứu và suy tính lại những vấn đề có liên quan đến lý do tồn tại của những công viên, một trong những phát kiến tuyệt vời nhất dành cho xã hội hiện đại và cũng đưa ra những cái nhìn đổi mới về một Tokyo trong tương lai với việc có hay không sự tồn tại của những công viên.
Xem thêm:
- Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Takashi Kitajima – Ngắm nhìn thành phố Tokyo qua lăng kính lúp.
- Tokyo về đêm nhiều màu sắc vẻ đẹp quyến rũ từ Masashi Wakui.
- Tranh vui: Khi sinh viên Việt học ở nước ngoài.(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Miyagi shunsaku, giáo sư Trường Đại học phụ nữ Nara
Đây là nhan đề một bài viết của tác giả Kiyosi Inishita vào năm 1928. Vào thời gian đó ông là nhà quản lí của một phòng ban về công viên ở thủ đô Tokyo và đồng thời cũng là một trong những thực tập sinh ở Hội kiến trúc thực tập sinh tại Nhật Bản. Ông đã đúng khi đưa ra một con số về những công viên ở thành phố Tokyo – một thành phố đang trong quá trình kiến thiết từ năm 1923 sau trận động đất lịch sử Kanto.“Sẽ không còn hình ảnh về một công viên ở thành phố chỉ trong vòng một thế kỷ”
Cân nhắc về công việc bản thân và thực tập như một nhà thiết kế công viên xuất sắc, những lập luận của Inoshita trong bài viết như là một nghịch lý. Tuy nhiên ông tin rằng những công viên sẽ không còn được cần đến nữa nếu như chúng ta nhận ra một xã hội trong tương lai, nơi mà những vấn đề thành thị mang tính chỉ trích phê phán bao gồm hệ thống bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bùng nổ dân số được giải quyết bởi sự phát triển của hệ thống công nghệ kỹ thuật cao.
Trong bài viết của Inoshita, 100 năm sau tức là 2028, đúng thế chúng ta đang gần với con số đó, nhưng chúng ta vẫn có những công viên thành phố. Vậy thì tại sao những công viên này vẫn còn tồn tại? chúng thực hiện những chức năng như nào và dành cho ai? Liệu chúng có tồn tại mãi mãi ở một chỗ trong cấu trúc của thành phố? Liệu có khả năng những công viên ấy sẽ bị thay thế bởi những cơ sở vật chất mới lạ khác.
Viện kiến trúc cảnh quan Nhật Bản 2015 giới thiệu
Cuộc thi thiết kế quốc tế U-30
Tương lai của chúng ta có hay không hình ảnh những công viên
Eiji Hato – Giáo sư, Đại học Xây dựng, Đại học Tokyo
Tiêu chuẩn của thí sinh dự thi:
– Sinh viên và thực tập sinh phải dưới hoặc bằng 30 tuổi( tính đến tháng 04/2015)
– Có thể đăng kí theo nhóm nhưng mỗi thành viên phải ít hơn hoặc bằng 30 tuổi.
– Mỗi thí sinh có thể đăng kí nhiều hơn một dự án, nhưng việc ghi danh phải được thực hiện một cách riêng rẽ đối với mỗi dự án.
– Nếu bạn được lựa chọn vào vòng chung kết, bạn sẽ phải tham dự cuộc thi tổng quan cuối cùng được tổ chức tại Đại học Tokyo vào ngày 22/5. Nếu bạn không thể đến Tokyo để tham dự cuộc thi, bản có thể thuyết trình qua Skype.
Yêu cầu:
– Tất cả hồ sơ được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Nhật
– Hãy gửi kèm theo những thông tin những thứ có liên quan đến đề xuất của bạn
+ Ý tưởng chủ đạo
+ Nội dung thuyết trình (bản vẽ, hình ảnh, bản đồ,…)
+ Viễn cảnh từ nay đến 2105
Nộp bài:
– Bài viết nhiều nhất 500 từ
– Bản vẽ nhiều nhất 2 bản A1 (594×841 pdf). Nếu nộp 2 bản thì sự định hướng sẽ nhất quán va chắc chắn.
Thời gian biểu:
– 24/04/2015: Đăng kí online
– 7/5/2015: Nộp bài online
– 12/5/2015: Thông báo danh sách cuối cùng vào chung kết.
– 22/5/2015: Thuyết trình và triển lãm tại đại học Tokyo
– 06/2015: Công bố kết quả
TẠP CHÍ 247 | Ms. Gin Getsu | Nguồn: kienviet