“Dù muốn hay không, chúng ta đều phải trải qua thất bại. Thế nhưng, làm thế nào để ngăn chặn điều đó tái diễn lần nữa mới là điều quan trọng.” -Rick Albano, giám đốc sáng tạo đến từ SWIFT chia sẻ.
Rick Albano – giám đốc sáng tạo của SWIFT
Những sản phẩm sáng tạo của chúng ta thật ra là những thứ rất “mong manh dễ vỡ”. Ví như việc xây dựng một ý tưởng càng hoành tráng, công phu thì khi chúng thất bại sẽ càng ê chề, thảm hại. Chưa kể đến việc đôi lúc công ty của bạn là một đấu trường tàn khốc từ lần đầu tiên bạn phỏng vấn xin việc cho đến lúc pitching một chiến dịch với CMO.
Hơn nữa, khi sử dụng social media marketing ( tạm dịch là: phương tiện truyền thông tiếp thị ), bạn sẽ không nhận được những lời phê bình khắc nghiệt (và giá trị nhất) từ phía khách hàng. Khi bạn hết mình sáng tạo ra một thương hiệu và rồi đau đớn nhận thấy sự thất bại hiện lên mồn một khi chỉ có 40 triệu người theo dõi trên kênh truyền thông của mình.
Không có cách nào để tránh khỏi những thành phẩm sáng tạo thất bại cả. Nó luôn xuất hiện để động viên, thúc giục tinh thần làm việc sáng tạo của bạn.
Rick Albano cho biết “Gần đây, một khách hàng đã nói với tôi, chúng ta đã không làm tốt công việc nếu chúng ta đã không thất bại. Chính vì thế, trong góc làm việc của tôi, dòng chữ “Get it wrong to get it right” là một trong những thần chú kỳ diệu nhất. Việc học hỏi từ những thất bại là điều rất quan trọng để nâng cao tinh thần làm việc và sự thành công trong công việc, giống như việc điều chỉnh quá trình sáng tạo của bạn để hạn chế thất bại và nâng cáo khả năng chiến thắng cho lần pitching chiến dịch của mình.
Hãy cùng TẠP CHÍ 247 đến với 5 tip kinh nghiệm mà Rick đã chia sẻ về việc học hỏi từ những thất bại dưới đây nhé!
1. Làm việc theo một công thức nhất định
Với những copywriter trẻ, công việc họ làm đa phần đểu theo một công thức chiến dịch nổi tiếng của Nike và Apple. Thế nhưng để thực sự sáng tạo đúng nghĩa, chúng ta cần phải tạo nên những điều thú vị và mới lạ. Đương nhiên là, giải quyết những vấn đề của thương hiệu cũng là việc của chúng ta, nhưng giải quyết chúng với một niềm đam mê thần thánh để sáng tạo ra những thứ đủ hay ho để tác động đến mọi người, để khiến họ khóc, cười và sẵn sàng mua ngay những sản phẩm của mình mới là điều tối ưu nhất để thành công.
Xem thêm:
- Tìm hiểu 12 quy tắc không được viết ra trong thiết kế.
- Chụp ảnh khỏa thân nghệ thuật và sáng tạo: Định nghĩa các phong cách và sự tiếp cận
- Công Nghệ Đang Thay Đổi Cho Cả Ngành Thiết Kế Đồ Họa(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Thật khó để nói với những nhà sáng tạo rằng họ quá nghiêm túc khi nói về mình đến độ lúc nào cũng như muốn tạo dựng nên một thương hiệu mang tên Creativity™ của họ. Ví như công việc của họ là một ly nước ép, thì việc khiến cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn chính là cho thế giới biết đến công thức chế tạo ra thứ nước ép này chính là thương hiệu cá nhân của bản thân họ.
Công ty SWIFT là nơi tạo dựng thương hiệu sáng tạo của một cộng đồng những người sáng tạo chứ không phải của một cá nhân nào đó. Đừng quá xem trọng bản thân là tiêu chí quan trọng để làm tốt công việc sáng tạo của mình. Bí quyết để khai thác triệt để sự sáng tạo chính là luôn nhìn mọi việc một cách đơn giản và làm việc dựa trên bản năng và đam mê của mình.
3. Bỏ qua những việc mình thích
Bạn có những sở thích, tài lẻ gì khác với công việc bạn đang làm không? Chắc chắn là có rồi! Nhiếp ảnh gia? Đầu bếp? Hay người làm vườn? Hãy làm những việc theo sở thích của bản thân mình, chúng sẽ khiến bạn có được những cảm hứng và tác động tích cực cho công việc sáng tạo của mình.
Instagram cũng là một cách khá thú vị để khiến bạn có thể luôn suy nghĩ về ‘’hình ảnh – tiêu đề’’ và việc cập nhật thường xuyên. Bên cạnh đó, blog cũng là một nơi vô cùng hữu ích cho việc thỏa mãn những ham muốn sáng tạo của cá nhân không những tác động đến công việc của mình mà còn là để truyền cảm hứng cho công việc của những người khác.
4. Không chịu học hỏi từ những thất bại
Thất bại trầm trọng, rồi sao nữa? Nếu bạn không chịu xem xét lại những sai lầm của mình và không tập trung viết lại những lời nhận xét về chúng thì bạn chưa hẳn đã thất bại trầm trọng mà là thất bại thảm hại. Các công ty thường đánh giá năng lực các thành viên thông qua khả năng phân tích công việc và mức độ thay đổi linh hoạt, đặc biệt là trong lĩnh vực social media, nơi mà bạn phải nhanh chóng thay đổi xoành xoạch chiến lược tiếp thị dựa trên phản ứng của khách hàng.
Những người khôn ngoan sẽ liên hệ cách thức làm việc của họ với ý kiến của người khác . Do đó, khi người khác nhìn vào sự nghiệp sáng tạo của họ, họ sẽ liên tưởng đến một sự tiến hóa liên tục và việc cải tiến không ngừng của nền giáo dục
5. Không lắng nghe khách hàng
Chúng ta đang có rất nhiều những nguồn để khơi nguồn sáng tạo, từ Tumblr, Pinterest và We Heart It trên Instagram. Nhưng không phải dễ dàng để kết nối với những nhà thiết kế khác và hỏi về công việc của họ. Người tiêu dùng chính là những nguồn sáng tạo của chúng ta ,do đó, hãy dành nhiều thời gian để lắng nghe họ để có được những ý tưởng hàng ngày.
“Lắng nghe là một yêu cầu để đạt được thành công”
Một ý tưởng tốt hoặc một phản hồi hay họ đều có thể đến từ bất cứ nơi nào. Những planner chính là bạn của chúng ta và những nhà thiết kế cấp bậc Junior chính là tương lai của chúng ta.
Nên nhớ, chính những chỉ trích khắc khe từ phía khách hàng và công ty chính là cơ hội để những nhà thiết kế sáng tạo nắm lấy để phát triển. Hãy cẩn trọng với những thói quen xấu và những công thức sáng tạo ngột ngạt để có thể hoàn thành công việc của mình theo cách tốt đẹp nhất.
TẠP CHÍ 247 | Ms. Gin Getsu | Nguồn: rgb