Đây là những đề thi thử THPT quốc gia do nhóm sinh viên biên soạn, mang đậm hơi thở cuộc sống, dưới góc nhìn của người trẻ.
Mai Tôn Minh Trang (Đại học Sư phạm Hà Nội) sáng tạo đề bài như sau: “Trong đoạn kết của bộ phim Fast and furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ gia đình mình, nhân vật Dom đã nói với người anh em: Cho dù cậu ở đâu, cách xa hàng dặm hay nửa vòng Trái Đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi, và chúng tôi mãi là gia đình cậu”
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết đưa hiện tượng “Running Man” Vũ Xuân Tiến, Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông và Bphone vào đề bài văn nghị luận xã hội, đăng trên Facebook cho học sinh ôn tập. Trong đó, ấn tượng nhất là hình ảnh Bphone của Bkav. Cô Tuyết đặt câu hỏi: “Bên cạnh sự ngưỡng mộ, động viên của đông đảo cộng đồng xã hội, họ còn phải nhận những lời chê bai, mạt sát thậm tệ của bộ phận không nhỏ người Việt, đặc biệt trên các mạng xã hội”.
Xem thêm:
- Tranh vui: Những điểm khác nhau giữa học sinh và sinh viên
- Tìm hiểu thiết kế Phỏng Sinh học (Biomimetic Design).
- Các tác phẩm nghệ thuật trên chiếc bảng của học sinh Nhật Bản.(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Từ hiện tượng trèo rào công viên nước ở Hồ Tây, đề bài do nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội sáng tạo, bàn luận lối ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận người Việt hiện nay.
Trong cuốn sách Tuyển tập 90 đề thi thử quốc gia THPT môn Ngữ văn tập 2, đề bài thu hút sự chú ý của các bạn trẻ: “Trong bộ phim You’re the apple of my eye (dịch: Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi), nhân vật chính Kha Cảnh Đằng, sau khi đi qua tuổi thanh xuân sôi nổi, nhiều thăng trầm, đã nhận ra rằng: Tuổi trẻ như cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại, để được ướt thêm một lần nữa”.
Cuốn sách trên cũng có đề bài như sau:“Bạo lực học đường đang trở thành một trong những vấn đề gây nhiều nhức nhối trong xã hội ngày nay. Là một học sinh, anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng này?”.
TẠP CHÍ 247 | Ms. Gin Getsu | Nguồn: zing