Tính tẩu, cây đàn được sử dụng trong nghi lễ then của người Tày, còn có nhiều tên gọi khác nhau như: đàn tính, tàn tính, ăn tính, đàn then, tính then… Trong quá trình hội nhập văn hóa, nghi lễ then đã có nhiều biến đổi, nhiều nghi thức, thủ tục hành lễ dẫn bị lược bỏ. Tuy nhiên, Tính tẩu vẫn luôn là vật dụng không thể thiếu trong nghi lễ, người Tày coi đây là nhạc cụ lưu trữ giá trị văn hóa của cộng đồng, mang ý nghĩa đặc biệt về mặt tâm linh.
Cùng với Tạp chí 247 khám phá nhé !
1. Tính tẩu trong nghi lễ then
Tính tẩu được người Tày coi là vật thiêng nên việc chế tác cây đàn này đòi hỏi sự khắt khe về nguyên liệu, thời gian, kỹ thuật… Bên cạnh đó, người sử dụng Tính tẩu phải có căn then, được bề trên lựa chọn làm nghề mới có cơ hội học đàn. Các kỹ thuật chơi đàn, gảy đàn, múa đàn phải đạt yêu cầu mới được cấp sắc, làm thày. Người làm thày được dòng họ công nhận, minh chứng bằng lễ cấp sắc qua các cấp bậc. Cấp bậc thể hiện trình độ của thày, cấp càng cao càng có quyền năng tiếp xúc với thế giới siêu nhiên.
- Tranh vui: Đây là những điểm khác nhau của mẫu đàn ông chuẩn
- Tranh vui: Những cách thu hút đàn ông phản tác dụng của chị em.
- Tranh vui: Điểm khác nhau giữa đàn ông và trai trẻ(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Trước đây,Tính tẩu được chế tác bởi những người thực hành nghi lễ then, họ tự làm đàn cho chính mình và truyền phương thức đó cho học trò. Người chế tác Tính tẩu phải nghiên cứu kỹ lưỡng về quy trình làm đàn, có đôi tay khéo léo, óc sáng tạo, biết đàn, hát, cảm thụ âm thanh, âm sắc của mỗi cây đàn…
Trong lịch sử, Tính tẩu gắn bó chặt chẽ với các nghi lễ tín ngưỡng của người Tày, được coi là biểu tượng linh thiêng trong đời sống tinh thần cộng đồng. Sau này do nhiều nguyên nhân, không ít nghi lễ tín ngưỡng của các tộc người bị mai một, trong đó diễn xướng then không phải một ngoại lệ.
Cây Tính tẩu đang dần giảm vai trò trong then tín ngưỡng cũng như trong cuộc sống của người Tày Tuyên Quang.
2. Tính tẩu trong mô hình hát then mới
Xây dựng mô hình hát then mới
Hát then mới chính là việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông, lời ca tiếng hát có nội dung mới, gắn bó với đời sống nhân dân. Ở loại hình này, không gian diễn xướng, trang phục được mở rộng, thoát khỏi sự cứng nhắc của các nghi thức trong nghi lễ then trước đây…Những thành tựu mà âm nhạc dân tộc nói chung, hát then nói riêng có được, là nhờ sự đóng góp không nhỏ của những hạt nhân tiêu biểu, say mê, nhiệt tình với việc bảo tồn phát huy, truyền dạy vốn văn hóa cổ.
Thực trạng hoạt động hát then ở huyện Chiêm Hóa
Từ những mô hình lớp học hát then, chơi tính tẩu của xã Tân An, các xã lân cận cũng đến xin học, tham dự, mở lớp. CLB hát then – tính tẩu đầu tiên của xã Yên Nguyên do vợ chồng ông Hà Doãn Hộ, bà Ma Thị Lụa thành lập. Ông, bà đã sang xã Tân An học hỏi, kêu gọi từ người thân tham gia, mời nghệ nhân Hà Thuấn đến dạy, đào tạo hạt nhân nòng cốt cho xã… Yên Nguyên hiện là xã có số lượng thành viên tham gia CLB đông nhất trên địa bàn tỉnh.
Dần dần mô hình CLB hát then – Tính tẩu phát triển rộng khắp địa bàn huyện Chiêm Hóa, địa phương đi đầu trong phong trào gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể.
Sở VHTTDL đã tổ chức các cuộc thi cấp huyện để tuyển chọn những hạt nhân ưu tú nhằm khích lệ tinh thần. Sau nhiều cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh, Liên hoan hát then – Tính tẩu chính thức được tỉnh Tuyên Quang tổ chức từ năm 2013.
Về sáng tác bài hát then và chế tác Tính tẩu
Trong then nghi lễ, các cung đường lên trời khi trình diễn được phân chia bởi nội dung những cung then. Chính vì vậy, cây tính tẩu phải thích ứng được với những yếu tố khách quan như: ứng tác tại chỗ với lời ca sao cho phù hợp với mục đích buổi then, gia cảnh gia chủ… Hơn nữa, âm nhạc cũng phải kết hợp nhuần nhuyễn với nội dung lời then Tính tẩu.Điều này cho thấy, Tính tẩu chứa đựng đầy đủ các các đặc trưng trong âm nhạc dân gian. Trong then, tính tẩu đóng vai trò dẫn câu then, giữ nhịp, tạo giai điệu cho hát, có khi là một giai điệu độc lập dùng để kết nối hoặc kết thúc cung then.
Trong đời sống văn hóa nghệ thuật hiện nay cây Tính tẩu đang thực sự sống dậy, phát triển rộng khắp trong cộng đồng người Tày tỉnh Tuyên Quang. Các mô hình đào tạo Tính tẩu – hát then của chính quyền địa phương, nghệ nhân dân gian đã gây được sự chú ý của các cấp, các ngành. Để nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy then đòi hỏi sự nhiệt tình, tâm huyết của những người truyền dạy, sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo ở địa phương trong việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Tapchi247|MinhNgọc|Nguồn:vhnt