Trước đây, muốn mua 1 loại vật liệu nội thất bất kỳ của 1 thương hiệu, bạn cần phải đặt hàng tại các thị trường thành phố lớn, điều này gây bất tiện và tốn nhiều thời gian, chi phí cho người tiêu dùng. Do đó, trong xu hướng phát triển của xã hội và cả thị trường nội thất nói riêng, các thị trường tỉnh lẻ dần lớn mạnh, nhu cầu người dân ngày càng tăng và là việc mở rộng chiến lược tiếp cận tại đây là điều vô cùng cần thiết.
Nhu cầu thị trường tỉnh lẻ
Theo như nhiều dự báo và tình hình thực tế, bất động sản và xây dựng đang dần chuyển hướng ra các vùng ven, vùng tỉnh, bởi giá cả ngày càng tăng và địa thế tốt không còn nhiều. Với các vị trí tỉnh lẻ tốt, luôn có những dự án lớn được triển khai, kéo theo thu nhập người dân tăng lên, nhu cầu về các vật liệu nội thất cao cấp cùng nhà cửa tiện nghi cũng gia tăng theo.
Do đó, những người dân tỉnh lẻ cũng bắt đầu quan tâm đến nội thất đẹp, sẵn sàng chi trả cho những vật liệu phù hợp, phục vụ đời sống hằng ngày. Theo 1 số thống kê từ những nhà cung cấp nội thất, hiện tại tiềm năng phát triển ở các tỉnh lẻ là rất lớn, dự báo sau năm 2020, cả thị trường nội thất sẽ tăng 6%/ năm.
Bên cạnh đó, các khách hàng ngày càng khó tính hơn, việc cạnh tranh cũng trở nên gay gắt với nhiều doanh nghiệp hình thành hơn nên việc giảm thiểu thời gian và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng được ưu tiên. Thêm vào đó, việc bảo hành, bảo trì và các hậu mãi cũng là điều mà nhiều người quan tâm đến thương hiệu của bạn.
Thị trường tỉnh lẻ là chiến lược mới
Là 1 doanh nghiệp trẻ, Cửa thép vân gỗ Koffmann đã có những nhận định tiềm năng về thị trường tỉnh lẻ về vật liệu nội thất nói chung và ngành cửa nói riêng. Ông Nghĩa – giám đốc công ty cổ phần Koffmann Việt Nam cho biết, thị trường nội thất tỉnh lẻ có nhiều cơ hội do nhu cầu cuộc sống của người dân ngày một cao, thu nhập tăng, dân số trẻ, nên có xu thế ưa thích dòng sản phẩm có mẫu mã hiện đại. Đặc biệt, các sản phẩm mới lạ, thân thiện môi trường được nhiều khách hàng chú trọng, chọn lựa hơn.
Chính vì thế, Chúng tôi – Koffmann nhìn ra tiềm năng của thị trường tỉnh lẻ từ lâu, nên đã chủ động đặt các văn phòng, showroom tại các tỉnh như Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam… để nắm bắt và tiếp cận nhanh hơn với đối tượng khách hàng tại đây.
Nhưng theo nhiều chuyên gia nhận định, các nhà cung cấp Việt thường “nép vế” hơn so với các thương hiệu nước ngoài. Và chất lượng sản phẩm là nguyên nhân chính khiến mối lo ngại này tăng cao. Vì thế, muốn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tương lai xa là xuất khẩu thì chủ doanh nghiệp cũng nên đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại, các cơ sở sản xuất có tiềm lực tài chính đầu tư một số loại máy móc phụ trợ có vai trò quan trọng.
Như vậy, mặc dù thị trường tỉnh lẻ có nhiều cơ hội để phát triển và hình thành chiến lược cho các doanh nghiệp thì thách thức cũng không hề nhỏ. Nắm bắt thông tin và luôn luôn đổi mới là điều cần thiết với các doanh nghiệp nội thất trong nước.
Có thể bạn quan tâm: