Trang phục truyền thống thể hiện nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền cũng như tính cách, phong thái của mỗi người. Theo dòng thời gian trang phục truyền thống của người Việt có những biến đổi nhất định, nhưng cho dù có biến đổi sao thì mỗi khi nhìn thấy chiếc áo dài hay áo bà ba cùng đôi guốc mộc ta như cảm thấy cái hồn người Việt phảng phất đâu đây. Tạp chí 247 xin gửi đến bạn một số lời tản mạn về những bộ trang phục truyền thống của người Việt – mang hồn dân tộc.
Trang phục truyền thống 1: Chiếc nón Việt Nam
Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh trang phục truyền thống của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh cách đây 2.500-3.000 năm. Từ xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong công cuộc dựng nước, giữ nước, qua nhiều câu chuyện kể…
- NHỮNG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM XƯA
- Thi thiết kế trang phục cho người đi xe máy
- Lễ phục sinh với tạo hình độc đáo từ những quả trứng(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Nón chính là biểu tượng trang phục truyền thống của Việt Nam, là đồ vật phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là trang phục truyền thống Việt Nam.Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xôi về tình cảm của chàng, hoặc khi cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để chàng biết. Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín hiệu Việt Nam.
Trang phục truyền thống 2: Đôi guốc của người Việt Nam
Theo sử sách, đôi guốc đã xuất hiện ở Việt Nam khá sớm. Các sách cổ ở Trung Quốc như Nam Việt chí, Giao Châu ký có ghi rằng Bà Triệu (ở thế kỷ 3) đi guốc bằng ngà voi.
Vào cuối những năm 70, bên cạnh guốc gỗ, guốc nhựa đã ra đời. Cùng giày dép, chức năng chủ yếu của đôi guốc là vật phục sức ở chân. Nếu như chiếc nón, chiếc yếm là những vật gợi hứng cho hồn thơ dân gian, là mặt trong nhiều lời ca dao thì đôi guốc hầu như bị thi sĩ dân gian lãng quên.Ngày trước ở nông thôn, vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông khi đi dự hội hè đình đám thường đi guốc gộc tre. Guốc đi trong nhà được đẽo bằng gỗ, có mũi uốn cong cong bảo vệ các ngón chân, quai dọc tết bằng mây chứ không phải bằng da đóng ngang như kiểu guốc thời cận đại. Guốc phụ nữ hơi eo ở giữa, còn guốc của nam giới không eo nên còn được gọi là guốc xuồng. Guốc sản xuất ở Phú Yên không sơn, giữ nguyên màu trắng của gỗ, thường là cây lòng mực. Còn guốc ở Huế hoặc sơn đều một màu hoặc sơn hai màu (thường là màu đen và màu nâu), phía lòng bàn chân là một hình tam giác màu nhạt hơn.
Trang phục truyền thống 3: Áo bà ba
Không như người Bắc mặc váy, yếm, hay áo tứ thân… bộ trang phục thường ngày của người Nam Bộ thế kỷ XVIII là áo ngắn và quần dài. Về sau đến thế kỷ XIX đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ban đầu ấy thành bộ trang phục truyền thống thông dụng là bộ bà ba. Nhưng cũng có người lại cho rằng bộ bà ba Nam Bộ phỏng theo y phục của các nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hoá.
Nếu so với các trang phục truyền thống trong và ngoài nước thì có lẽ áo bà ba Nam Bộ là bộ trang phục đơn giản nhất. Sự khiêm tốn này phù hợp với quan điểm sống của người Việt luôn đề cao sự giản dị, nền nã. Ngày nay ta có thể thấy những người con gái Nam Bộ đảm đang khi ra đồng, mềm mại trên những chuyến đò, thấp thoáng bên những rặng dừa, gió tung tà áo trên những chiếc cầu tre lắt lẻo…
Áo bà ba là biểu tượng trang phục truyền thống, là kết tinh của quê hương xứ sở, là hồn Việt trải qua mấy trăm năm kể từ khi cha ông ta khai phá mảnh đất phương Nam, nhưng ngày nay những sắc màu dung dị ấy đang mai một dần đi. Cổ tròn, cổ tim hoặc cổ thìa vốn là đặc trưng của áo bà ba nhưng dưới bàn tay biến tấu của các nhà thiết kế hoặc do sở thích cá nhân, cổ áo khi thấp, khi cao, khi trễ nải, lúc hình vuông, hình lá, lúc khoét rộng hở hang. Độ dài rộng ngắn hẹp của áo thì tuỳ thích. Ta biết đặc điểm của miền đất Nam Bộ là nhiều kênh rạch sông nước, thừa nắng gió nên phải chít eo và xẻ tà thấp thôi để nắng gió sông nước chỉ đủ làm tung nhẹ tà áo mà không làm mất đi vẻ e ấp kín đáo của người phụ nữ… Nhưng giờ đây người ta chít eo cao lên, vạt áo xẻ thật dài, thật cao gần về phía nách…
Trang phục truyền thống xưa thường nhuộm màu đen, màu nâu, bằng lá bàng, vỏ cây đà, cây cóc hoặc trái dưa nưa. Từ một bộ bà ba đen ban đầu, theo thời gian, sở thích và nếp sinh hoạt thay đổi dần dần nó được hoàn thiện thêm với đủ các cung bậc trầm bổng của màu sắc, hoạ tiết, hoa văn. Nhiều nhà thiết kế, nhà tạo mẫu có tâm huyết, muốn kế thừa và phát huy đã có những cải tiến, phá cách thành công để áo bà ba không những sống trong đời sống hàng ngày mà nó còn sống trên sân khấu thời trang, hoà nhịp cùng tiết điệu của cuộc sống hiện đại cùng bạn bè năm châu. Nhưng lại cũng có không ít mẫu trang phục mang những kiểu dáng, pha lẫn hoạ tiết, màu sắc, được cải biến một cách tuỳ tiện nếu không muốn nói là lố lăng, làm giảm thậm chí mất đi cái đẹp tự thân của bộ trang phục truyền thống áo bà ba
Trang phục truyền thống 4: Áo dài Việt Nam
Trang phục truyền thống Áo dài Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc, được kế thừa một cách sáng tạo vẻ đẹp của chiếc áo tứ thân của người Kinh, áo dài của người Chăm, Tày, Nùng… Những năm gần đây, áo dài được thời trang hóa với nhiều cách tân. Một số nhà tạo mẫu đã kết hợp nét văn hóa trang phục truyền thống dân tộc với yếu tố thời trang hiện đại, tạo nên nét độc đáo của tà áo dài dân tộc…
Áo tứ thân – trang phục truyền thống của người Kinh là yếu tố cội nguồn của áo dài ngày nay. Hình ảnh những cô gái mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ với chiếc đòn gánh đầu cong vút, gánh rau, gánh hoa dọc khắp phố phường Hà Nội nay chỉ còn thấy trong sách vở, trên các bức ảnh, trên sân khấu hay trong các kỳ hội làng. Có lẽ, vì khổ vải của ta xưa thường hẹp nên chiếc áo tứ thân được may bằng bốn mảnh. Nét đặc trưng là áo không có khuy cài, hai thân trước tạo thành hai vạt, có thể buộc thắt ngang eo. Phía trong áo dài là chiếc yếm hoặc tấm áo cánh, phía dưới là váy hoặc quần đen. Trong những dịp lễ hội long trọng, phụ nữ mặc áo tứ thân theo kiểu mớ ba, mớ bảy, tức là cùng một lúc mặc ba hoặc bảy cái áo lồng vào nhau, mỗi cái một màu. Đây là nghệ thuật làm dáng kín đáo của phụ nữ người Kinh. Những tà áo nhiều màu trông như những mảng màu sắc phất phơ…
Các nhà thiết kế thời trang đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố thời trang hiện đại với trang phục truyền thống. Có những mẫu áo là bước đột phá khi vừa đưa được nét cổ điển của chiếc áo tứ thân khi từ bỏ hàng khuy bên sườn và đưa vào giữa; vừa kết hợp đưa vào đó những yếu tố đa dạng về sắc tộc như hàng khuy bạc của người Thái, những hoa văn của người Mường, người Tây Nguyên; lại có những đường nét hiện đại Tây phương như áo váy dạ hội…
Tapchi247|MinhNgọc|Nguồn: vietnamnay