Chùa Bái Đính được xác lập và quần thể chùa có diện tích lớn nhất Đông Nam Á tính tới hiện tại vì chùa Tam Chúc chưa hoàn thiện.
Chùa Bái Đính hiện nắm giữ rất nhiều kỷ lục, và chắc chắn không thể kể tới lối kiến trúc có một không hai.
Cùng tạp chí kiến trúc 247 tìm hiểu kiến trúc chùa Bái Đính và sắp xếp thời gian tới ít nhất một lần nhé!
Kiến trúc chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính được xây dựng trên ngọn núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, Gia Viên, Ninh Bình.
Chùa Bái Đính có diện tích tổng thể 539ha, gồm 27 ha khu Bái Đính cổ tự, 80ha khu Bái Đính tân tự.
Sơ đồ quần thể chùa như hình bên dưới.

Bao gồm:
- Tam Quan Nội;
- Hành lang La Hán;
- Gác chuông;
- Hồ Tiên;
- Điện Pháp Chủ;
- Điện Tam Thế;
- Nhà Tổ;
- Tháp Quan Thế Âm;
- Nhà Bia;
- Tượng Phật Di Lặc;
- Bảo Tháp;
- Bái Đính cổ tự;
Tam Quan Nội

Tất cả các mái sử dụng ngói men Bát Tràng, kiến trúc ba tầng mái cong vút hình đuôi của chim phượng.
Hệ thống cột kèo của cả quần thể sử dụng gỗ tứ thiết làm nguyên liệu. Có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85m, đường kính 0,87m, nặng khoảng 10 tấn.
Cột trung ở Tam quan Nội chùa Bái Đính có bốn cột, mỗi cột cao 11 m, đường kính 0,75m.
Cột con ở bốn mặt, gồm 16 cột, mỗi cột cao 5m, đường kính 0,65m.
Tất cả 24 cột đều được đặt trên tảng đá hoa sen hình vuông, cao 0,2m.
Tam Quan Nội có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, tổng cộng là 12 mái bằng ngói men ống Bát Tràng.
Tam quan là ba cửa: cửa Hữu, cửa Vô ở hai bên và cửa Đại ở giữa. Ba cửa đều lắp cánh cửa ở phía ngoài, gian giữa rộng 7,2m, có 4 cánh cửa, mỗi cánh cửa cao 3,8m, rộng l,47m.
Hai gian bên, mỗi gian rộng 6,3m, cũng có 4 cánh cửa, mỗi cánh cửa cao 3,8m, rộng l,26m.
Ngoài ba cửa chính, hai phía đông và tây còn có hai gian hồi là hai gian phụ. Như thế Tam quan nội chùa Bái Đính có 5 gian.
Hành lang La Hán
Tham khảo
- Ốp nhôm trang trí cột tòa nhà
- Kiến trúc chùa Một Cột
- Kiến trúc chùa Tam Chúc – chùa lớn nhất thế giới(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)

Hành lang La Hán với chiều dài 1052m và chiều cao tăng dần theo sườn đồi được bố trí 500 tượng La Hán bằng đá xanh với những thế khác nhau.
Mỗi bên xây dựng 117 gian nhà hành lang, có chiều dài 526m. Tổng số 2 bên có 234 gian.
Các dãy nhà La Hán chùa Bái Đính đều kiến trúc bằng gỗ, theo kiểu chồng giường.
Lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm, mỗi gian dài 4,5m, rộng 4,5 m, các cột và vì kèo đều bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 4,05m, đường kính cột 0,4m.
Mỗi dãy nhà hành lang La Hán kiến trúc từ thấp lên cao, có 22 bậc, mỗi bậc cao 1,35m, cho nên cột ở bậc cao 5,4m. Mỗi gian chỉ đặt có 3 tượng đá La Hán.
Số lượng gỗ để làm hai dãy nhà hành lang La Hán chùa Bái Đính chiếm nhiều nhất, hết khoảng 3.500 khối gỗ tứ thiết.
Gác chuông

Tháp chuông chùa Bái Đính được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ.
Tháp chuông có 3 tầng với 3 mái cong hẹp dần được lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm.
Kiến trúc của tháp chuông hình bát giác, mái đao theo kiểu hoa lá dây, biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, trường tồn.
Tháp chuông chùa Bái Đính treo một quả chuông đồng nặng 36 tấn. Trong tháp chuông của chùa có cầu thang đi lên sàn ở tám phía có độ cao 6,9m, du khách có thể đi xung quanh ngắm nhìn chuông.
Điện Pháp Chủ

Điện pháp chủ chùa Bái Đính có pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Được xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao đến nóc gần 30m, dài 44,7m, rộng 43,3m, có diện tích 1.945m.
Trong điện có 56 cột bê tông cốt thép, gồm hai hàng cột cái ở giữa, mỗi hàng 4 cột; hai hàng cột trung, mỗi hàng 4 cột; cột con ở bốn phía gồm 20 cột, cột hiên ở bốn phía gồm 20 cột.
Cột cái cao 22,6m, đường kính 1m, cột trung cao 17,2m, đường kính 0,8m, cột con cao 9m, đường kính 0,7m, cột hiên cao 7,4m, đường kính 0,7m.
Điện Tam Thế

Điện Tam Thế chùa Bái Đính nằm trên đồi cao nhất vùng, nóc 34m, dài 59,1m, rộng hơn 40m, diện tích trong nhà 2.364m2.
Toà Tam Thế cũng xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, có 3 tầng mái uốn cong, gồm 12 mái ở bốn phía.
Toà Tam Thế chùa Bái Đính có 7 gian, 3 gian giữa (gian chính rộng 10,5m, hai gian bên, mỗi gian rộng 9m), 2 gian hai bên nữa mỗi gian rộng 7,2m, 2 gian chái mỗi gian rộng 4,5m (đều không tính đến cột).
Ba gian phía trước toà Tam Thế chùa Bái Đính có hộc cửa và cánh cửa làm bằng gỗ lim.
Gian giữa lắp 10 cánh cửa, mỗi cánh cao 3,7m, rộng 0,91 m; hai gian hai bên mỗi gian 8 cánh cửa, mỗi cánh cửa cao 3,7m, rộng 0,95m.
Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.
Điện Quan Thế Âm

Điện Quan Thế Âm Bồ Tát được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ.
Điện cao 14,8m, dài 40,4m, rộng 16,8m, gồm 7 gian (5 gian chính, gian giữa rộng 6,6m, 4 gian hai bên, mỗi gian rộng 6m và 2 gian chái, mỗi gian rộng 4,2m).
Điện Quan Thế Âm Bồ Tát cũng kiến trúc theo kiểu chồng giường, tổng số là 8 mái và một hàng cổ lâu để nâng độ cao, lấy ánh sáng, thông khí.
Trong điện có 32 cột, gổm 2 hàng cột cái, mỗi hàng 6 cột và 4 phía có 20 cột xung quanh.
Cột cái của điện đều làm bằng gỗ tứ thiết, mồi cột cái cao 11,8m, đường kính 0,7m; cột con cao 4,8m, đường kính 0,56m.
Gỗ dùng để dựng điện Quan Thế Âm Bồ Tát hết khoảng 900 khối gỗ tròn.
Nhà Bia
Nhà Bia có bia đá khổng lồ được làm bằng khối đá xanh nguyên khối, nặng hơn 10 tấn, cao hơn 6m, trên bia khắc 200 con rồng.
Nhà Bia còn có 54 bia đá khác thể hiện cho 54 dân tộc Việt Nam.
Tượng Phật Di Lặc

Bức tượng tạo hình Phật bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 10m, an vị trên ngọn đồi của chùa Bái Đính được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam – Vietkings công nhận là tượng Di Lặc lớn nhất nước.
Bảo Tháp

Bảo Tháp chùa Bái Đính (Ninh Bình) có 13 tầng, cao 100m.
Đây là ngôi Bảo Tháp cao nhất châu Á và là nơi tôn thờ Xá Lợi (tro cốt) Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được rước từ Ấn Độ về chùa Bái Đính năm 2008.
Bảo Tháp được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bên ngoài ốp gạch đỏ với kiến trúc cổ. Loại gạch này không bám rêu, mốc, có màu đỏ tươi và độ bề cao.
Tầng 13 là tầng cao nhất của Bảo Tháp, nơi đây đặt thờ Xá Lợi (tro cốt) của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Skya Muni Buddha).
Bái Đính cổ tự

Chùa Bái Đính cổ (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Nin Bình) cách điện Tam Thế chùa Bái Đính mới 800m.
Chùa tọa lạc trên ngọn núi cao 187m, nơi đây được Đức Thánh Nguyễn Minh Không phát hiện và sáng lập vào triều Lý.
Kỷ lục của chùa Bái Đính
- Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.: Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ
- Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.
- Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp
- Chuông.Bảo Tháp cao nhất châu Á: Bảo Tháp chùa Bái Đính (Ninh Bình) có 13 tầng, cao 100m
- Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
- Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
- Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
- Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.
Trên đây là kiến trúc chùa Bái Đính tổng hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi