Chùa Hương là một quần thể di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng ở Việt Nam.
Chùa Hương nằm cách trung tâm Hà Nội 1 tiếng đi xe, nằm ở phía Tây Nam thủ đô. Đây không những là quần thể chùa có vẻ đẹp “thiên tạo” mà còn có lối kiến trúc đẹp.
Kiến trúc chùa Hương
Chùa Hương thuộc địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Kiến trúc chùa gồm bốn khu: Hương Thiên, Long Vân, Tuyết Sơn và Thanh Hương.
Khu Hương Thiên gồm có chùa Tiên Sơn, đền Trình Ngũ Nhạc, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, chùa Thiên Trù, động Hinh Bồng, động Đại Binh.
Khu Long Vân gồm có động Long Vân, chùa Long Vân, chùa Cây Khế và hang Thánh Hoá.
Khu Tuyết Sơn gồm có chùa Bảo Đài, động Ngọc Long, chùa Ngư Trì, đền Trình Phú Yên.
Khu Thanh Hương có chùa Thanh Sơn, động Hương Đài.
Tham khảo
- Những kỳ quan thiên nhiên mang đẹp siêu thực.
- Kiến trúc độc đáo nhà thờ Núi ở Nha Trang.
- Chiêm ngưỡng Những cảnh Đẹp mê hồn từ Nhật Bản.(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)(Mở trong cửa số mới)
Nếu đi từ cổng vào thì kiến trúc chùa Hương có 4 cấp: Cổng lớn 2 tầng, dọc 2 tầng bậc thang bên trong là hai nhà chùa đối xứng.
Đi sâu vào là đỉnh chùa ở chính giữa lối đi, cấp cuối cùng là quần thể chùa chính gồm tam quan chùa.
Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái.
Ngoài ra năm 2011, quần thể chùa Hương xây dựng một khu sinh hoạt dành cho khách du lịch ở cánh Tây.
Khu Hương Thiên
Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù – Quần thể di tích chùa Hương, còn có tên gọi là chùa Trò, chùa Ngoài.
chùa Tiên Sơn
Du khách rẽ tay phải ngược lên núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như sắp bay lên.
Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nhỏ dưạ vào vách núi. Đó là khu chùa động Tiên Sơn.
Đền Trình Ngũ Nhạc
Đền Trình được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc.
Ngũ Nhạc là một dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con Thanh Long (Rồng xanh) nằm phục gác cổng trời Nam.
Chùa Giải Oan
Trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích khoảng 1200 m, thì đến suối Giải Oan.
Từ đây nhìn lên phía bên trái là chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30m.
Đền Cửa Võng
Đến chùa Thiên Trù nghỉ ngơi, từ đây đi lên qua khe Giải Oan và thung mơ lên Vân Song đi ngược Tam Điệp, đường đi phải vin vào đá rất hiểm trở mới đến được động Hương Tích.
Động Hinh Bồng
Từ Thiên Trù vào Hình Bồng, nếu ười tạnh ráo, đi chẳng mấy chốc. Đường đi có quãng đường đất, có quãng đường núi nhưng tương đối bằng phẳng, không phải leo dốc cao.
Qua nhiều mảnh đất trồng dâu, ngô, sắn, dong riềng…
Trên lối đi vào có núi Lão. Núi Lão có thung Lão, thung dành cho các cụ trồng trọt từ xưa. Đi hết chặng đường tương đối bằng phẳng là sắp đến.
Động Đại Binh
Động Đại Binh hay còn gọi là Thần Binh nằm cách Nam Thiên môn chùa Thiên Trù khoảng 700 mét đường đá núi gập ghềnh.
Khu Long Vân
Động Long Vân
Từ Đền Trình nhìn sang quý khách thấy một nhánh suối nhỏ, đó là suối Long Vân.
Suối Long Vân là một nhánh của Suối Yến. Suối dài 1,5 km từ bến Long Vân leo cao khoảng 150m là tới chùa.
Chùa Cây Khế
Động có một hang sâu gọi là động âm, dưới hang này có nhiều hình thù rất lạ. Khu vực long vân còn có Động hoá thân (Thánh Hoá), Chùa Cây Khế.
Khu Tuyết Sơn
Chùa Bảo Đài
Tuyến chùa động Tuyết Sơn nằm trên địa bàn thôn Phú Yên thuộc xã Hương Sơn.
Bạn muốn tới thăm quan khu vực này cũng phải trải qua dòng suối Tuyết dài 1,5km để đến được điểm thăm quan.
Động Tuyết Sơn
Từ chùa Bảo Đài du khách đi khoảng 1200m thì tới động Tuyết Sơn, đường vào động tương đối bằng phẳng, động ở trên thế cao lưng chừng núi.
Khu Thanh Hương
Chùa Thanh Sơn
Hương Đài ở phía sau Thanh Sơn. Leo núi một lát, xuống đường đồng rồi lại leo núi một lát nữa là đến.
Hương Đài tựa như một tổ chim lớn trong hang núi. Có động tất có nhũ đá. Nhũ đá Hương Đài không tỉa tót nhưng có dáng khoẻ, chắc.
Đôi nét về chùa Hương
Chùa Hương được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, đời Lê Huy Tông.
Được công nhận là Di tích quốc gia năm 1962, một lần nữa năm 1990 và năm 2018 là Di tích đặc biệt.
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng tới hạ tuần tháng 3 âm lịch hàng năm.
Tổng hợp Tapchi kiến trúc 247